'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bức tranh toàn cảnh từ kết quả Chỉ số PAPI Gốc cho thấy hiệu quả quản trị và hành chính công trong nhiệm kỳ chính quyền các cấp 2016-2021 có nhiều chuyển biến tích cực hơn nhiệm kỳ 2011-2016.
Có tới 60 tỉnh, thành phố ghi nhận những thay đổi tích cực, thể hiện qua tỷ lệ tăng trưởng điểm PAPI gốc thường niên dao động từ 0,1% đến 3,1% trong thời gian kể từ khi nghiên cứu PAPI bắt đầu theo dõi hiệu quả quản trị và hành chính công của toàn bộ 63 tỉnh, thành phố năm 2011.
Đặc biệt, hiệu quả kiểm soát tham nhũng trong khu vực công và thực hiện trách nhiệm giải trình với người dân cải thiện đáng kể. Mặc dù hiện trạng tham nhũng, nhũng nhiễu vẫn còn tương đối phổ biến, trong năm 2020 người dân ít gặp phải nhũng nhiễu hơn so với năm 2019 khi sử dụng một số dịch vụ công căn bản hoặc muốn có việc làm trong khu vực nhà nước.
Về trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền, tần suất tiếp xúc giữa công dân và chính quyền ở cấp thôn, tổ dân phố và với Hội đồng nhân dân cấp xã năm 2020 cao hơn so với năm 2019.
Những nỗ lực đó có thể đã và đang đóng góp cho sự thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19. Một số nghiên cứu trước và phân tích trong báo cáo này cho thấy giữa quản trị tốt và hiệu quả ứng phó với dịch bệnh có mối tương quan tích cực với nhau.
Kết quả phân tích ở Chương 1 cho thấy hiệu quả huy động người dân tham gia vào quản trị công ở địa phương cứ tăng lên một điểm thì mức độ sẵn sàng tuân thủ biện pháp giãn cách xã hội toàn quốc nhằm ứng phó với COVID-19 hồi tháng 4/2020 tăng lên 3,1 điểm phần trăm, và hiệu quả kiểm soát tham nhũng cứ tăng lên một điểm phần trăm thì mức độ tuân thủ với biện pháp mạnh này tăng lên 1,5 điểm phần trăm.
Sự tuân thủ của người dân với các biện pháp mạnh trong phòng, chống COVID-19 như cách ly và giãn cách xã hội đòi hỏi tính nghiêm túc trong thực thi chính sách của chính quyền và sự đồng lòng, niềm tin của công chúng.
Vì vậy, với hiệu quả quản trị công càng cao, Việt Nam sẽ ứng phó tốt với những tình huống khủng hoảng ngoài dự đoán như đại dịch COVID-19 và thúc đẩy phát triển kinh tế sau khủng hoảng.
Mặc dù vậy, báo cáo PAPI 2020 cũng chỉ ra những vẫn đề còn tồn tại đòi hỏi sự chú ý và giải quyết của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Sự tham gia của người dân trong quản trị địa phương là một vấn đề cần củng cố. Điểm chỉ số nội dung này giảm trong năm 2020 một phần là do các dự án tu sửa hoặc xây mới công trình công cộng ở địa bàn cơ sở không được triển khai do tác động của COVID-19.
Một vấn đề quan trọng đáng lưu ý liên quan đến phản ánh về trải nghiệm tham gia quản trị địa phương của các nhóm dân cư là phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số. Phụ nữ ít có cơ hội tham gia bầu cử, đóng góp ý kiến cho các quyết định ở địa phương cũng như ít tiếp cận Internet và dịch vụ công trực tuyến hơn so với nam giới.
Tương tự, người dân tộc thiểu số ít có cơ hội tham gia quản trị địa phương và cho điểm trách nhiệm giải trình của chính quyền thấp hơn so với người dân tộc Kinh. Do đó, các cấp chính quyền cần nỗ lực nhiều hơn trong việc đảm bảo quyền bình đẳng trong tham gia quản trị của phụ nữ và đồng bào thiểu số.
Mặc dù Việt Nam thành công trong kiểm soát đại dịch COVID-19 trong năm 2020, những phát hiện nghiên cứu trong báo cáo này cũng chỉ ra tác động của đại dịch tới người dân. Mối quan ngại về đói nghèo vẫn ở mức cao nhất, mặc dù tỷ lệ người trả lời cho rằng đây là vấn đề cần nhà nước ưu tiên tập trung giải quyết giảm xuống còn 18%, mức thấp nhất kể từ năm 2015.
Bên cạnh đó, mối quan ngại về y tế, bảo hiểm y tế và tăng trưởng kinh tế tăng lên đột biến. Tỷ lệ người trả lời quan ngại về tăng trưởng kinh tế của đất nước tăng từ 10% lên 13%, và tỷ lệ người quan ngại về y tế, bảo hiểm y tế tăng từ 2% năm 2019 lên 17% năm 2020. Mối quan ngại về tăng trưởng kinh tế của đất nước nói chung cũng phản ánh nỗi lo lắng của người dân về hiện trạng kinh tế hộ gia đình, rất có thể là do tác động của đại dịch COVID-19.
Nhìn chung, mức độ hài lòng với điều kiện kinh tế hộ gia đình năm 2020 giảm xuống tới mức thấp nhất trong 5 năm qua, đồng thời đánh giá của người dân về nền kinh tế của Việt Nam nói chung ở mức bi quan nhất trong ba năm qua.
Lần đầu tiên sau 10 năm, tỷ lệ người dân cho biết tình hình kinh tế hộ gia đình của họ ở mức khá và rất khá giảm đi. Mức độ lạc quan với nền kinh tế của Việt Nam cũng giảm mạnh, thể hiện qua việc số người cho rằng tình hình kinh tế của đất nước hiện nay ở mức kém tăng lên đáng kể so với hai năm trước.
Đánh giá về những vấn đề đáng quan ngại nhất năm 2020 cũng có sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới. Phụ nữ quan ngại hơn với những vấn đề như giảm nghèo, y tế và giáo dục. Nam giới quan ngại hơn về các vấn đề tăng trưởng kinh tế, an ninh, tranh chấp biển Đông và tham nhũng.
Sự khác biệt mang hàm ý chính sách quan trọng trong việc đề cử và bầu chọn người đại diện của công dân trong các cơ quan dân cử trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2021.
Quý độc giả quan tâm có thể xem Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2020 tại đây.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.