Nhà phố trên 'đất vàng' Hà Nội, bỏ trống hàng loạt vì 'ế' khách thuê
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.
Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết nguồn điện giai đoạn 2011 - 2019 có sự tăng trưởng mạnh. Tổng công suất lắp đặt nguồn điện tăng hơn 2,6 lần. Cơ cấu nguồn theo chủ sở hữu khá đa dạng, ngoài EVN còn có sự tham gia của PVN, TKV và các nhà đầu tư tư nhân.
Theo báo cáo, tổn thất điện năng đã giảm từ mức 10,15% vào năm 2010 xuống mức 6,5% vào năm 2019. Chỉ số tiếp cận điện năng Việt Nam có bước tiến vượt bậc, chỉ trong vòng 5 năm (2013-2018) từ vị trí 156/189 quốc gia, vùng lãnh thổ vào năm 2013 vươn lên vị trí 27/190 vào năm 2018.
Điện lực Việt Nam đã đa dạng hóa các hình thức điện nhập khẩu. Thị trường điện cạnh tranh phát điện, bán buôn đã bước đầu được hình thành và ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành điện. Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm hơn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển điện lực vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, quy hoạch phát triển điện xác định rõ quy mô, thời điểm vận hành và nhà đầu tư các công trình điện lực đã hạn chế thực hiện nguyên tắc thị trường trong lựa chọn nhà đầu tư, làm giảm tính linh hoạt trong triển khai.
Quy hoạch dự báo, tính toán chưa chính xác, chưa lường trước được tình hình thực tế. Công tác điều chỉnh, bổ sung quy hoạch còn bị động, chưa đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn năng lượng, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo. Việc lập quy hoạch điện thiếu kết nối đồng bộ với các quy hoạch khác về năng lượng trong tổng thể chung.
Quý độc giả quan tâm có thể xem toàn văn Báo cáo tóm tắt kết quả phiên giải trình về phát triển điện lực đến năm 2030 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội tại đây.
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.