Các biện pháp này đã đóng góp đáng kể vào thành công của Việt Nam trong phòng chống dịch, song cũng kéo theo hệ lụy không nhỏ đối với nền kinh tế. Việc phát triển vắc-xin Covid-19 cũng chuyển biến nhanh ở bình diện toàn cầu, dù còn lo ngại về khả năng tiếp cận.
Trong bối cảnh ấy, Chính phủ Việt Nam đã và đang điều hành hướng tới “mục tiêu kép”: vừa phòng chống dịch hiệu quả và hỗ trợ, vừa tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất – kinh doanh. Bản thân cộng đồng doanh nghiệp và người dân cũng đồng thuận với chính sách của Chính phủ và chủ động thích ứng với trạng thái “bình thường mới”. Tư duy về chương trình phục hồi kinh tế và, lâu dài hơn, mô hình phát triển hậu Covid-19 cũng được nghiên cứu, thảo luận nhiều hơn.
Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021 tập trung và các nội dung gồm: cập nhật, phân tích, đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô trong 6 tháng cuối năm và cả năm 2020 kèm theo những phân tích và nhận định đa chiều của chuyên gia/Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương;
Cập nhật đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô cho năm 2021; phân tích sâu, dựa trên bằng chứng định tính và/hoặc định lượng, về một số vấn đề kinh tế nổi bật hiện nay; và kiến nghị một số định hướng đổi mới kinh tế (bao gồm cả thể chế kinh tế) và giải pháp chính sách cho công tác quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô trong năm 2021.
Quý độc giả quan tâm có thể xem toàn văn Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021 của CIEM tại đây.