Báo động ô nhiễm không khí: Đề xuất sớm kiểm định khí thải xe máy
(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.
- Hơn 12.000 vụ vi phạm môi trường, bị xử phạt 383 tỷ đồng 19/03/2025 03:45
Nguồn gây ô nhiễm lớn nhất là từ giao thông
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành cho biết, ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn là vấn đề đã hình thành trong nhiều năm gần đây, tập trung 2 khu vực kinh tế trọng điểm phía bắc (xung quanh "vùng Thủ đô" Hà Nội) và phía nam (xung quanh khu vực TP. HCM).
Thành phần ô nhiễm chủ yếu đã được xác định là bụi đường, bụi PM10 và bụi mịn PM2.5, và xảy ra vào các tháng mùa Đông-Xuân (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất tại các đô thị là từ hoạt động giao thông, bao gồm bụi đường, khí thải từ phương tiện giao thông cũ, nát, xe tải chạy dầu DO cũ, xe chở vật liệu xây dựng (đặc biệt là tại Hà Nội).
Bên cạnh đó là hoạt động sản xuất công nghiệp (chủ yếu là vật liệu xây dựng, xi măng, nhà máy nhiệt điện, sản xuất sắt thép); công trình xây dựng không che chắn, không có biện pháp ngăn bụi phát tán; hoạt động đốt rác, rơm rạ ngoài trời.
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất một số giải pháp cấp bách cần triển khai ngay để cải thiện chất lượng không khí. Cụ thể là tổ chức giám sát các công trình xây dựng (xây dựng khu đô thị; khu nhà cao tầng; công trình giao thông; công trình công cộng, công ích; công trình cải tạo mặt đường, vỉa hè), bắt buộc che chắn bụi, phun nước giảm bụi. Bên cạnh đó, quy hoạch tuyến đường cho xe tải, kiểm soát xe cũ, tăng cường giao thông công cộng; tăng cường rửa đường, quét bụi, lắp đặt hệ thống giàn phun nước tại các tuyến giao thông chính.
Cùng với đó, siết chặt quản lý đốt rác, đốt rơm rạ sau thu hoạch, khuyến khích tái chế; phân công và giám sát thực thi trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp huyện, xã; Giám sát tự động khí thải từ các nhà máy, xử lý nghiêm vi phạm. Tuyên truyền, giáo dục về tác hại của ô nhiễm không khí và các biện pháp giảm thiểu.
Về lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Môi trường kiến nghị tập trung hoàn thiện các chính sách về kiểm soát khí thải, chuyển đổi xanh; hoàn thành kiểm kê nguồn thải, tổ chức giám sát chặt chẽ; vận hành hệ thống cảnh báo - chỉ huy trên nền tảng cơ sở dữ liệu về nguồn thải, giải pháp kỹ thuật, công nghệ giám sát tự động các nguồn thải lớn và kết nối trực tuyến; phát triển hệ thống giao thông công cộng thông minh, thân thiện môi trường, giao thông xanh; tăng cường đầu tư hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo chất lượng không khí; kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin, kết quả thực hiện các nhiệm vụ giữa các bộ, ngành, địa phương.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cũng cho rằng, trước mắt các thành phố lớn cần tập trung xử lý nguồn gây ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông, xây dựng, như: thực hiện kiểm định khí thải xe máy, phun rửa xe chở vật liệu, xe ra vào công trình xây dựng, che chắn công trình xây dựng, thiết lập các khu xử lý phế thải xây dựng tập trung…
Về phía Bộ Tài chính, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung đề nghị xây dựng kế hoạch hành động về xử lý ô nhiễm không khí với các mục tiêu cụ thể, làm căn cứ để các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, dự án chi tiết kèm theo phân bổ nguồn lực thực hiện; xây dựng, ban hành các công cụ kinh tế (thuế, phí), chế tài xử phạt nghiêm ngặt để kiểm soát, giảm nguồn gây ô nhiễm không khí.
Cần có kế hoạch hành động quốc gia
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, còn rất nhiều việc phải làm để giải quyết ô nhiễm môi trường trước xu thế suy giảm nghiêm trọng chỉ số về chất lượng không khí, nước, chất thải rắn... Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số thành phố lớn, tại một số thời điểm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân.
"Chúng ta cần xây dựng kế hoạch hành động quốc gia để giải quyết tình hình ô nhiễm không khí, xác định mục tiêu từng năm và cả giai đoạn 5 năm", Phó Thủ tướng đặt vấn đề.
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường được yêu cầu chủ trì thiết lập quy trình đo đếm, giám sát các chỉ số chất lượng không khí, hình thành hệ thống quan trắc chính xác, tin cậy, tập trung ở các khu vực trọng điểm về ô nhiễm không khí, truyền dữ liệu trực tuyến về cơ quan quản lý.
Các bộ, ngành khẩn trương xây dựng, ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phát thải vào không khí cho từng ngành, lĩnh vực, như: Giao thông, xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp, xử lý rác thải; đồng thời cho phép các tỉnh, thành phố áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với tình hình ô nhiễm ở địa phương.
Cụ thể, Bộ Xây dựng nghiên cứu, ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá về xử lý, tái chế phế thải xây dựng và cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp xử lý phế thải xây dựng (thuế, lãi suất, đất đai…); rà soát điều kiện, cơ sở pháp lý triển khai kiểm định khí thải xe máy, chế tài xử lý phương tiện không đạt chuẩn, hỗ trợ chủ xe lắp đặt thiết bị giảm khí thải; siết chặt hoạt động giám sát hoạt động của các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, nhất là ở đô thị, bằng camera các phương tiện ra vào công trường, có khu vực rửa xe riêng, có lưới che chắn…, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm; quy hoạch, bố trí trạm rửa xe trước khi vào thành phố hoặc khu đô thị.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường hoàn thiện chế tài xử phạt hành chính với các hành vi gây ô nhiễm không khí đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường; đề xuất định hướng thu mua, tái chế rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; nâng cao chế tài xử phạt đối với các đơn vị thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy định, phát tán ô nhiễm ra không khí, trường hợp cần thiết phải xử lý hình sự; rà soát quy định, tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị, máy móc, hoạt động của các tổ chức thu gom, xử lý rác thải bảo đảm không gây ô nhiễm không khí; chịu trách nhiệm xác định và xử lý các nguồn gây ô nhiễm không khí liên tỉnh.
Bộ Công Thương phối hợp với địa phương rà soát, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm không khí từ sản xuất công nghiệp, nhất là tại các cụm công nghiệp trên cả nước; đề xuất phương án di dời các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong khu vực nội thành, hoặc chuyển đổi công nghệ và có chính sách hỗ trợ.
Bộ Công an tập trung tập trung xử lý các vi phạm nghiêm trọng về xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại gây ô nhiễm không khí; chỉ đạo công an địa phương phối hợp quản lý trật tự an toàn giao thông hợp ký, bổ sung thẩm quyền cho lực lượng cảnh sát giao thông, công an cơ sở giám sát, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực giao thông, xây dựng gây ô nhiễm không khí.
Hơn 12.000 vụ vi phạm môi trường, bị xử phạt 383 tỷ đồng

Hơn 12.000 vụ vi phạm môi trường, bị xử phạt 383 tỷ đồng
(VNF) - Kể từ khi Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Bộ Tài Nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có hiệu lực thi hành đến tháng 10/2024, các cơ quan, người có thẩm quyền đã xử phạt 12.045 vụ việc vi phạm hành chính, với tổng số tiền phạt là 383,5 tỷ đồng.
Bổ sung chế tài buộc phá dỡ công trình vi phạm môi trường?
(VNF) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang đề xuất nhiều nội dung sửa đổi Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Hàng trăm DN tiết lộ sẽ đưa chỉ tiêu môi trường và xã hội vào kế hoạch kinh doanh
(VNF) - Trong số 562 doanh nghiệp HVNCLC 2025, có hơn 1/3 doanh nghiệp cho biết sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dựa trên chỉ tiêu môi trường và xã hội.
Sắp áp hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho DN nhiệt điện, thép, xi măng
(VNF) - Theo dự thảo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, giai đoạn 2025-2026 dự kiến có 150 cơ sở thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính.
Hơn 12.000 vụ vi phạm môi trường, bị xử phạt 383 tỷ đồng
(VNF) - Kể từ khi Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Bộ Tài Nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có hiệu lực thi hành đến tháng 10/2024, các cơ quan, người có thẩm quyền đã xử phạt 12.045 vụ việc vi phạm hành chính, với tổng số tiền phạt là 383,5 tỷ đồng.
Tới 2030, Việt Nam tiêu thụ khoảng 7 triệu xe điện
(VNF) - Theo World Bank (WB), tổng cộng nhu cầu thị trường xe điện lên đến trên 7 triệu trong giai đoạn 2024 - 2030 và 71 triệu trong giai đoạn 2031-2050.
Cấm xe mô tô chạy xăng từ 2030, bắt buộc chuyển sang dùng xe điện?
(VNF) - Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố Báo cáo điểm lại và cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 3/2025 với chủ đề “Hành trình bứt phá chuyển đổi sang xe điện tại Việt Nam”. Báo cáo một lần nữa khẳng định, việc chuyển đổi xanh trong lĩnh vực giao thông là một bước quan trọng trong mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Doanh nghiệp vi phạm môi trường, nhiều tỉnh mạnh tay xử phạt
(VNF) - Loạt doanh nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn cả nước đã nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Châu Âu lùi thời hạn giảm khí thải, doanh nghiệp ôtô dễ thở
(VNF) - Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) mới đây cho biết cơ quan này vừa mới đề xuất cho phép các nhà sản xuất ô tô thực hiện mục tiêu phát thải CO2 mới cho ô tô con và xe tải nhỏ vào năm 2027 thay vì ngay trong năm nay.
Ngân hàng lớn của Mỹ hủy mục tiêu Net Zero vì 'ngoài tầm kiểm soát'
(VNF) - Wells Fargo - ngân hàng lớn tại Mỹ với tổng tài sản 1.900 tỷ USD, đã thông báo hủy bỏ mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 cho toàn bộ danh mục cho vay của mình.
Châu Âu nới lỏng quy định báo cáo bền vững, doanh nghiệp 'thở phào'
(VNF) - Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố kế hoạch nới lỏng các quy định về báo cáo bền vững và minh bạch chuỗi cung ứng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) với các doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc, theo Reuters.
Lý do nào khiến HSBC lùi mục tiêu Net Zero thêm 20 năm?
(VNF) - HSBC mới đây đã có thông báo lùi mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) trong hoạt động và chuỗi cung ứng từ năm 2030 đến năm 2050, tức chậm hơn 20 năm so với kế hoạch ban đầu.

