Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM vừa thông báo kết quả đấu giá bán cổ phần của Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên do Báo Thanh Niên sở hữu, tổ chức vào ngày 14/3/2019.
Theo đó, đã có 8 cá nhân trong nước trúng giá toàn bộ lượng cổ phần mà Báo Thanh Niên chào bán. Trước đó, tổng khối lượng đăng ký mua của 8 cá nhân này vượt 7,5% so với lượng chào bán.
Khối lượng đặt mua cao nhất là 2.400.000 cổ phần, trong khi khối lượng đặt thấp nhất là 500 cổ phần. Giá đấu thành công cao nhất là 13.410 đồng/cổ phần, còn giá đấu thành công thấp nhất 11.350 đồng/cổ phần, bằng giá khởi điểm.
Tựu chung, giá đấu thành công bình quân 11.359 đồng/cổ phần. Báo Thanh Niên thu về tương ứng 54,5 tỷ đồng.
Trong số 8 cá nhân trúng giá có hai lãnh đạo của Tập đoàn Truyền Thông Thanh Niên là ông Nguyễn Anh Nghĩa, Ủy viên HĐQT công ty, và ông Đặng Vũ Nhật Quang, Phó Tổng giám đốc công ty. Hai cá nhân này đều đặt mua 2,4 triệu cổ phần qua phiên đấu giá.
Về Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên, theo tìm hiểu, ông Nguyễn Công Khế, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên hiện là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 74,38%, tương ứng giá trị tài sản khoảng 340 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Công Khế sinh năm 1954, từng là Tổng biên tập Báo Thanh Niên giai đoạn 1991 - 2008.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018, doanh thu 9 tháng của Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên ở mức 85,2 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2017. Lợi nhuận gộp giảm tới 35%, còn 12,5 tỷ đồng.
Các chi phí và doanh thu khác của tập đoàn này không đáng kể. Duy chỉ có chi phí quản lý doanh nghiệp rất cao, lên đến 14,2 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2018 (giảm 19%), khiến Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên lỗ trước thuế 2,4 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2017 lãi 2 tỷ đồng).
Tính đến hết ngày 30/9/2018, vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên ở mức 425 tỷ đồng, giảm 1,4% so với hồi đầu năm. Nợ phải trả ở mức 162 tỷ đồng, giảm 3,8%.
Tổng tài sản của Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên đạt 588 tỷ đồng, giảm 2,2% so với đầu năm. Phần lớn tài sản của tập đoàn tập trung ở các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác với trị giá lên đến 305 tỷ đồng, cùng với đó là tài sản dở dang dài hạn với trị giá 99 tỷ đồng.
Đi sâu hơn, trong số 305 tỷ đồng góp vốn vào đơn vị khác, có tới 300 tỷ đồng là vốn hợp tác với cá nhân ông Nguyễn Duy Thuận.
Theo giải trình từ phía Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên thì số tiền 300 tỷ đồng là tiền thu được từ đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ năm 2015 với mục đích huy động vốn ban đầu là để đầu tư thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy (tỉnh Ninh Thuận).
Tuy nhiên, do đang chờ cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh dự án, tập đoàn này tạm thời chưa sử dụng đến số tiền trên và đã họp HĐQT để điều chỉnh tạm thời phương án đầu tư, theo đó hợp tác với ông Nguyễn Duy Thuận để đầu tư vào một số dự án hoạt động đang có hiệu quả, với thời hạn đầu tư là 40 tháng, tỷ lệ phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn.
Về tài sản dở dang dài hạn, phần lớn là chi phí xây dựng dở dang của dự án Khu nhà ở thương mại Long Phước, quận 9, TP. HCM. Tập đoàn Truyền thông Thanh niên cho hay đã ký hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng dự án cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên, tuy nhiên năm 2017 đã bàn bạc và thống nhất ngừng chuyển nhượng.
Hiện tập đoàn này đã có kế hoạch tiếp tục hợp tác triển khai dự án trong năm 2018, đã thành lập Công ty TNHH Long Phước Garden - công ty được ủy quyền triển khai dự án.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.