Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 3/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (CO3) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí (điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015) xảy ra tại VEAM và một số đơn vị thành viên.
Cùng ngày, CO3 đã khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Trần Ngọc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng giám đốc VEAM); ông Nguyễn Mạnh Chung (Giám đốc Công ty TNHH máy kéo nông nghiệp) và ông Lâm Chí Quang (cựu Tổng giám đốc VEAM).
Liên quan vụ án, ông Vũ Từ Công (Phó tổng giám đốc VEAM) bị khởi tố song được tại ngoại.
Bộ Công an cho biết các quyết định tố tụng đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tam giam, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, lệnh khám xét đối với 4 bị can đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang khẩn trương điều tra, xác minh truy tìm tài sản để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Ông Trần Ngọc Hà sinh năm 1964 và gắn bó với VEAM trong 30 năm từ những vị trí kỹ sư, chuyên viên phòng thị trường và trải qua nhiều chức vụ từ trưởng phòng thị trường kinh doanh đến Phó Tổng giám đốc rồi Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐTV, Bí thư Đảng uỷ cơ quan, Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc…
Trước đó, vào tháng 3/2019, VEAM đã ban hành nghị quyết về việc bãi nhiệm chức danh Tổng giám đốc với ông Trần Ngọc Hà. Ông Hà bị tạm dừng nhiệm vụ liên quan đến thương vụ mua bán 3.000 linh kiện phụ tùng ôtô xe Hyundai để sản xuất và tiêu thụ với trị giá 1.600 tỉ đồng mà không thông qua hội đồng quản trị.
Ngoài ra, theo VEAM, ông Hà cùng một số cán bộ còn có các vi phạm khác liên quan đến quy định về quản lý tài chính và điều lệ của công ty này.
Đến tháng 6/2019, ông Hà tiếp tục bị miễn nhiệm là người đại diện vốn nhà nước tại VEAM.
Theo kết luận thanh tra của Bộ Công Thương, trong giai đoạn từ 2010 đến tháng 6/2018, dù kết quả kinh doanh hợp nhất tại VEAM hàng năm đều có lãi nhưng nguồn thu nhập chủ yếu do lợi nhuận từ các công ty liên doanh mang lại. Quá trình quản lý, điều hành tại VEAM và một số đơn vị thành viên còn tồn tại nhiều sai phạm, thiếu sót. Cụ thể, năm 2013, Nhà máy ô tô VEAM (VM) nhận tài sản cố định vào hoạt động nhưng VEAM và VM không thực hiện kiểm kê tài sản để ghi nhận chi tiết tài sản của Nhà máy cũng như tổng giá trị tài sản mà Nhà máy được bàn giao - giá trị tài sản cố định là 652 tỷ đồng. Viện Công nghệ thuộc VEAM đã ghi giảm 29 tỷ đồng năm 2016. Ngoài ra, từ năm 2010 đến năm 2015, VEAM đã mua ôtô sai quy định số tiền vượt là 2 tỷ đồng. VEAM còn có những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng đất. Cụ thể như khu đất 25A Vũ Ngọc Phan, Hà Nội (Viện Công nghệ); Quản lý lô đất 27B Khu công nghiệp Quang Minh... Một số khu đất quản lý không đúng quy định dẫn đến nguy cơ thất thoát, mất tài sản như công ty TNHH MTV Cơ khí Trần Hưng Đạo; Cty TNHH một thành viên Diesel Sông Công... |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.