Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Doanh nghiệp dự án – Công ty Cổ phần BOT cầu Bạch Đằng cùng các nhà đầu tư dự án BOT xây dựng cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao vừa cùng ký văn bản xin Thủ tướng giải cứu.
Theo Công ty Cổ phần BOT cầu Bạch Đằng, kể từ khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là UBND tỉnh Quảng Ninh cho phép thu phí hoàn vốn vào tháng 10/2018 đến nay, tình hình thu phí hoàn vốn tại dự án là rất đáng lo ngại.
Cụ thể, tính từ khi thu phí đến ngày 31/12/2019, lưu lượng xe trung bình ngày đêm tại trạm BOT cầu Bạch Đằng chỉ đạt 11.796/26.740 xe, đạt 44,11%; doanh thu thu phí lũy kế đạt 245,5 tỷ đồng/669 tỷ đồng đạt 36,7% so với phương án tài chính.
Nguyên nhân chủ yếu, theo doanh nghiệp dự án, là do lưu lượng, thành phần dòng xe qua trạm không đạt dự báo và mức phí đang thấp hơn rất nhiều so với mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định tại Thông tư số 35/2016/TT – BGTVT ngày 15/11/2016 của Bộ Giao thông vận tải. Do doanh thu không đủ để trả lãi vay ngân hàng nên doanh nghiệp dự án đang phải sử dụng vốn tự có để bù đắp khoản lãi vay là 320 tỷ đồng và dự kiến phải chi thêm cho mỗi tháng tiếp theo khoảng 22 tỷ đồng/tháng.
Đến hết tháng 4/2020, doanh nghiệp dự án sẽ không còn khả năng chi trả và đứng trước nguy cơ phá sản doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đơn vị tài trợ tín dụng cho dự án là Vietinbank – Chi nhánh Ba Đình cũng có nguy cơ không tái cấu trúc được khoản nợ này, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chỉ tiêu an toàn tín dụng của toàn hệ thống Vietinbank.
Trao đổi với phóng viên, một nhà đầu tư trong liên danh cho biết là từ Tết nguyên đán 2020 đến nay, tình hình thu phí tại Dự án BOT xây dựng cầu Bạch Đằng tiếp tục lao dốc. Đặc biệt từ khi dịch Covid–19 bùng phát, doanh thu tại trạm BOT cầu Bạch Đằng chỉ đạt vài chục triệu đồng/ngày.
Được biết, ngay từ đầu năm 2019, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án đã có nhiều văn bản kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét hỗ trợ như: điều chỉnh tăng mức phí dịch vụ sử dụng đường bộ lên mức tối đa và tính toán điều chỉnh lại phương án tài chính; sử dụng ngân sách của tỉnh để hỗ trợ hoặc cho công ty vay để bù một phần dòng tiền thiếu hụt tại dự án, đảm bảo đủ thanh toán nghĩa vụ nợ đến hạn; chia sẻ rủi ro trong trường hợp doanh thu thực tế sai khác; xem xét chuyển dự án sang loại hình công trình sử dụng 100% vốn ngân sách…
Đại diện doanh nghiệp dự án cho biết là UBND tỉnh Quảng Ninh, Vietinbank đã tổ chức một loạt các cuộc họp để tìm giải pháp tháo gỡ nhưng chưa có kết quả với lý do các đề xuất xin hỗ trợ chưa có chính sách cụ thể của Nhà nước hướng dẫn.
“Đến nay, nguy cơ phá sản doanh nghiệp là rất rõ ràng nếu không được sự xem xét tháo gỡ của Chính phủ”, đại diện doanh nghiệp dự án khẳng định.
Dự án BOT xây dựng cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao là một trong những công trình cầu vượt sông lớn nhất Việt Nam do UBND tỉnh Quảng Ninh là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có chiều dài 5,4 km bao gồm cả đường dẫn, rộng 25 m, thiết kế 4 làn xe. Đây là cây cầu kết nối tỉnh Quảng Ninh với thành phố Hải Phòng, thuộc tuyến cao tốc Hạ Long-Hải Phòng và nối trực tiếp vào tuyến cao tốc Hải Phòng - Hà Nội.. Dự án được khởi công tháng 9/2014 với tổng chiều dài 5,3km, tổng vốn đầu tư hơn 7.277 tỷ đồng, trong đó phần vốn chủ sở hữu và vốn đầu tư là 6.789 tỷ đồng. Các nhà đầu tư tại Dự án này là Trung Nam Group, Phúc Lộc – Cường Thịnh Thi – Cienco1 – Cái Mép; Công Thành – Phương Thành; Tập đoàn SE (Nhật Bản).
Ngày 1/9/2018, cầu Bạch Đằng chính thức thông xe, bắt đầu thu phí từ ngày 15/10 với mức giá từ 35.000 đồng đến 180.000 đồng tùy từng phương tiện.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.