Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Vào những năm 1980, ông Donald Trump đã là một doanh nhân có tiếng. Tờ Politico còn nói 1988 là năm của Trump. Tờ New York Times còn mệnh danh ông là người đàn ông giàu nhất thế giới, khi sở hữu khối tài sản lên tới 3 tỷ USD.
Ông Trump đã là một doanh nhân rất có tên tuổi trong lĩnh vực bất động sản.
Tập đoàn Trump Organization lúc đó là một tập đoàn cổ phần đang tham gia rất nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh doanh khách sạn, chung cư và các dự án kinh doanh bất động sản khác. Ông đã nắm trong tay một trong những khách sạn sang trọng bậc nhất là khách sạn Plaza với giá 390 triệu USD.
Với ông Trump thì thành lập một hãng hàng không sẽ là một bước đi kế tiếp khôn ngoan. Ông Trump cho rằng thành lập một hãng hàng không sẽ có lợi cho các dự án về du lịch khác của ông.
Thời ấy, hàng không hoàn toàn khác so với bây giờ. Khi đi máy bay ở hãng hàng không như Eastern Shuttle, Pan Am, khách hàng luôn được đảm bảo sẽ có vé ngồi mà không cần đặt vé trước. Các hãng hàng không này chuyên phục vụ các chuyến bay giữa New York, Boston và Washington mỗi giờ.
Năm 1988, một cuộc đình công của nhân viên hãng Eastern đã buộc hãng phải đóng cửa. Cuộc đấu giá đã nổ ra để mua lại hãng này, với sự tham gia của nhà đầu tư. Cuối cùng chỉ còn lại 2 tập đoàn là Trump Organization và America West.
Người chiến thắng là Trump Organisation. Ông Trump đã huy động số vốn lên tới 365 triệu USD để mua lại hãng hàng không Eastern Shuttle. Hãng Trump Shuttle lúc đó sở hữu 21 chiếc Boeing 727, phục vụ 64 chuyến bay mỗi ngày.
Trump đã chi 1 triệu USD cho mỗi chiếc để sửa chữa và tân trang những chiếc máy bay này. Hãng hàng không Trump Shuttle đã tạo việc làm cho hơn 1.000 công nhân viên, vốn đã mất việc do một cuộc đình công lớn vào trước đó.
Từng lớn tiếng tấn công Pan Am về vấn đề an toàn, điều tối kỵ khi làm kinh doanh hàng không, tháng 8/1989 một chuyến bay của hãng Trump Shuttle đã phải hạ cánh khẩn cấp ở Boston khi thiết bị hạ cánh phía trước của máy bay gặp trục trặc. Không hành khách hay nhân viên nào bị thương, nhưng điều đó lại là khởi đầu cho những rắc rối mà hãng Trump Shuttle gặp phải sau này.
Chỉ trong vòng 18 tháng, hãng hàng không này đã bị lỗ hơn 125 triệu USD và đến năm 1992, Trump đã phải quyết định dừng mối làm ăn này lại.
Năm 1992, Donald Trump quyết định đã đến lúc rút lui. Một cổ đông lớn của Trump Shuttle, Citigroup, bắt đầu đàm phán về việc bán cổ phần cho hãng US Air khi hãng này vẫn cảm thấy lợi nhuận mà Trump Shuttle mang lại vẫn còn khai thác được. Donald Trump đã tuyên bố rằng ông không bị lỗ đồng nào cả.
Đối với các nhân viên của Trump Shuttle, họ vẫn tiếp tục ở lại làm việc cho hãng khi hãng này được tập đoàn US Air mua lại và đổi tên thành US Air Shuttle.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.