'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Jeff Bezos bắt đầu khởi nghiệp vào năm 1994, ở thời điểm bình minh của thời đại kỹ thuật số, ông chủ của Amazon đã biết rằng cửa hàng của mình nên bán nhiều mặt hàng hơn là chỉ bán sách như tôn chỉ ban đầu. Sự quyết đoán và chiến lược không ngừng phát triển sản phẩm của ông đã biến một gian hàng sách online trở thành một tập đoàn bán lẻ trực tuyến nổi tiếng khắp thế giới.
Tạp chí Entrepreneur đã tổng kết lại những bài học kinh nghiệm từ người đàn ông giàu có nhất thế giới, và đưa ra 8 bí quyết dẫn tới thành công của vị tỷ phú giàu nhất hành tinh.
Bezos lần đầu đưa ra triết lý “Ngày đầu tiên” trong một bức thư gửi các cổ đông năm 1997. Ông luôn cố gắng giữ tâm lý như ngày đầu khởi nghiệp – không tự thỏa mãn với thành công ban đầu. Bezos cho rằng nếu tự thỏa mãn, sang đến “Ngày thứ hai”, doanh nghiệp của bạn sẽ trở nên trì trệ, suy yếu, và cuối cùng là thất bại. Đó là lý do tại sao ông luôn yêu cầu nhân viên của mình giữ tâm thế “Ngày đầu tiên” khi làm việc, và tiếp tục tìm kiếm cơ hội để phát triển trong thị trường cạnh tranh. Triết lý này kết hợp tầm nhìn với hành động táo bạo đã là một “ngọn đuốc” chỉ đường dẫn lối cho toàn bộ công ty.
Ngay từ ngày đầu khởi nghiệp, Bezos đã rất quan tâm đến sự đổi mới theo nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Ông tin rằng để thành công phải tập trung vào khách hàng, chứ không phải đối thủ cạnh tranh. “Đừng lãng phí thời gian để nâng cao vị thế của bạn; thay vào đó, tập trung vào việc đi trước thị trường. Tìm cách để làm cho khách hàng yêu thích dịch vụ của bạn và mua nhiều hơn”, Bezos nói.
“Một điều tôi thích về khách hàng là họ luôn luôn không thỏa mãn. Kỳ vọng của họ không bao giờ là tĩnh – mà tiếp tục đi lên. Đó là bản chất con người ..." Bezos viết trong bức thư năm 2017 của mình cho các cổ đông của Amazon. “Bạn phải hiểu rõ nhu cầu thị trường và những gì khách hàng đang tìm kiếm. Nếu bạn cung cấp cho khách hàng những gì họ muốn, họ sẽ tiếp tục quay trở lại”. Bezos coi đây là cách duy nhất để tồn tại và phát triển mạnh trong một thị trường luôn thay đổi, và đây cũng là nguyên tắc quan trọng nhất đằng sau chiến lược kinh doanh của Amazon.
Trên thương trường khốc liệt, thật khó để biết cơ hội nào là phù hợp. Vậy làm thế nào để lựa chọn một con đường cho bạn? Đây là tình huống mà Jeff Bezos phải đối mặt khi ông nảy ra ý tưởng cửa hàng bán lẻ trực tuyến. Khi đó, ông đang có một công việc khá tốt tại một quỹ phòng hộ. Và lý do nào đã giúp Bezos đủ can đảm để rời khỏi một công việc ổn định, được trả lương cao để thực hiện một ý tưởng Startup?
Bezos cho biết ông đã mất một chút thời gian để suy nghĩ về bản thân ở tuổi 80: “Liệu mình có hối hận vì tuổi già nếu như bây giờ không nắm lấy cơ hội này?” Và câu trả lời không thể phủ nhận là “Có”.
"Trong hầu hết các trường hợp, sự hối tiếc lớn nhất của chúng ta hóa ra lại là những gì chúng ta đã không làm. Bỏ lỡ một cơ hội thực sự là một nỗi ám ảnh với tôi. Kể cả khi thất bại, tôi vẫn luôn tự hào rằng ít nhất tôi đã thử làm", Bezos nói.
Sự thành công của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào những nhân viên. Bezos rất coi trọng việc làm việc nhóm, cũng như việc xây dựng một tập thể vững mạnh. Triết lý của ông là tập trung vào việc lựa chọn đúng người, trao thưởng cho họ bằng một phần sở hữu công ty. Khi đó, họ sẽ có một động lực để đưa “con thuyền Amazon” tới thành công.
Amazon thậm chí còn thực hiện chính sách trả tiền lên đến 5000 USD cho những nhân viên chán việc để họ nghỉ việc ngay lập tức. Điều này cho phép công ty loại được những nhân viên lười biếng, bất mãn, do đó tiết kiệm nhiều tiền hơn trong thời gian dài.
Khẩu hiệu của nhân viên Amazon: "Làm việc chăm chỉ - Tìm kiếm niềm vui - Tạo nên lịch sử"
Mỗi bước trong quá trình xây dựng Amazon, Bezos đã bổ sung thêm các tính năng mới, cho dù ban đầu có thể không hiệu quả, nhưng về lâu dài có lợi cho khách hàng. Đó là lý do tại sao Amazon liên tục cải tiến, phát triển để tối ưu hóa hệ thống hậu cần và phân phối của mình, giúp cho các dịch vụ vận hành trơn tru và hiệu quả nhất có thể. Amazon đã rót một lượng lớn tài nguyên vào việc phát triển cơ sở hạ tầng của mình. Các khoản đầu tư này đã được đền đáp khi công ty nắm giữ danh hiệu công ty thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới.
Trong việc phát triển công ty của mình, Bezos sẵn sàng thực hiện những “bước nhảy”, cho dù việc đó có thể mất tiền trong ngắn hạn, nếu như công ty đạt được các mục tiêu trong tương lai và tăng cường nắm giữ thị phần của mình.
Tiết kiệm là một trong những tiêu chí cơ bản của Amazon - chi phí thấp và tính hiệu quả cao đã tạo ra hàng tỷ USD lợi nhuận. Bezos luôn tập trung vào việc giữ năng suất cao và đảm bảo tiết kiệm ở tất cả các cấp - từ lãnh đạo xuống toàn bộ nhân viên. Trang web của Amazon cũng nêu rõ điều này như một nguyên tắc cốt lõi: “Làm được nhiều hơn với chi phí ít hơn”.
Điều này không có nghĩa là Bezos không chịu chi tiền – trên thực tế ông tập trung lượng lớn nguồn lực vào những lĩnh vực quan trọng đối với khách hàng và cắt giảm chi phí không cần thiết. Làm vậy sẽ giúp giảm giá, tiết kiệm cho khách hàng và nâng cao tính cạnh tranh cho Amazon.
Một trong những chiến lược chính để dẫn tới thành công của Bezos là cách ông tiếp cận thất bại. Bezos không ngần ngại thử một loạt các ý tưởng, cho dù biết rằng một số dự án sẽ thất bại. Ông cho rằng nếu như vì không thực hiện, chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được liệu ý tưởng của mình có thành công hay không. Chính suy nghĩ không ngại thất bại đã giúp ông chủ Amazon có đủ động lực để bắt đầu công việc kinh doanh của mình.
Bezos cũng thừa nhận khi thành lập Amazon, ông chỉ thấy có 30% cơ hội thành công. Ông đã xây dựng doanh nghiệp của mình bằng cách chấp nhận rủi ro, chấp nhận đôi khi bị mất tiền để có thể học được các bài học vô giá. Giờ đây, thành công của Amazon lớn hơn rất nhiều so với tất cả những thất bại mà Jeff Bezos đã trải qua.
Jeff Bezos trong "văn phòng" đầu tiên của Amazon hồi năm 1994
Bezos luôn tập trung vào tư duy chiến lược dài hạn khi nói đến Amazon. Điều này được phản ánh trong nhiều dự án khác mà ông đang thực hiện.
Năm 2000, Bezos thành lập Blue Origin, một công ty hàng không vũ trụ, nhằm phát triển công nghệ để tạo ra chuyến bay vào không gian với giá cả phải chăng. Đó là một phần trong giấc mơ của Bezos: đưa con người vào sống trong không gian. Ông cũng đang làm việc với Quỹ Long Now để xây dựng một chiếc đồng hồ sẽ chạy trong suốt 10.000 năm. Chiếc đồng hồ độc đáo này được thiết kế để trở thành một biểu tượng cho tư duy không bao giờ ngừng lại của con người.
Xem thêm >> Chân dung người giàu nhất Indonesia vừa giành Huy chương đồng Asiad 18
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.