Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong một bài báo phát hành ngày trên Bloomberg hôm nay (28/2), trang này nhấn mạnh: nếu chỉ vài tuần trước, ảnh hưởng của đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán thế giới đã khiến Việt Nam tuột khỏi vị trí thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh nhất châu Á từ đầu năm thì ở thời điểm hiện tại, chứng khoán Việt Nam dường như đã giành lại "chiếc vương miện" của mình. Và đây có thể mới chỉ là sự khởi đầu.
Theo số liệu thống kê thời gian gần đây, chứng khoán Việt Nam đang đần lấy lại "thiện cảm" của các nhà đầu tư nước ngoài khi nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng vào hàng nhanh nhất thế giới.
Tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp cũng được giữ vững, bất chấp những biến động gần đây trên thị trường toàn cầu.
Theo số liệu của Bloomberg, trong tháng 2, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng ở thị trường Việt Nam và mua ròng đến 14 tỷ USD từ 9 thị trường châu Á bao gồm cả Việt Nam.
"Tăng trưởng lợi nhuận được dự báo sẽ tốt lên với mức tăng từ 20-25%, không chỉ đối với các công ty đã niêm yết từ lâu mà cả đối với các công ty mới lên sàn", chia sẻ của ông Thang Uong - Trưởng phòng Đầu tư cổ phiếu, quản lý danh mục đầu tư 1 tỷ USD của quỹ Manulife Asset Management tại Việt Nam.
Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi rất lạc quan về thị trường (Việt Nam) năm nay".
Trước đó, trong một cuộc trả lời phỏng vấn Bloomberg, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ dự báo kinh tế Việt Nam 2018 có thể đạt mức tăng tương tự như năm ngoái, vượt mục tiêu 6,7% mà Chính phủ đề ra.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đưa ra dự báo lạc quan rằng kinh tế Việt Nam sẽ tăng 6,7% trong năm nay, mức tăng cao thứ hai trong số các nền kinh tế Đông Nam Á, chỉ sau Philippines.
Theo ước tính của Bloomberg, mức lợi nhuận trung bình mỗi cổ phiếu của các thành viên VN-Index sẽ tăng 15% trong vòng 1 năm tới.
Thêm vào đó, triển vọng tăng trưởng tốt và các nỗ lực cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ Việt Nam đã giúp nâng tổng vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam lên mức 172 tỷ USD trong vòng 1 năm trở lại đây.
Chỉ số VN-Index tăng 13% kể từ đầu năm đến hết ngày 26/1 và chỉ mất gần hết sự tăng trưởng đó trong vòng hai tuần tiếp theo ngay khi thị trường toàn cầu lao dốc.
Ngày 12/2, chỉ số VN-Index tiến dần về mốc trước khi bị bán tháo làm cho giá cổ phiếu của Việt Nam "nhỉnh" hơn so với các quốc gia trong khu vực. Chỉ số VN-Index giao dịch khoảng 20 lần lợi nhuận dự kiến 12 tháng so với con số 14 lần của MSCI Frontier Markets Index và 16 lần đối với MSCI Asean Index.
"Kỳ vọng đang rất cao, giá cổ phiếu cũng cao", ông Chris Freund, một thành viên của Mekong Capital tại Tp.HCM, nhận định với Bloomberg.
Tuy nhiên ông cũng cho rằng: "Các nhà đầu tư đang rất hào hứng, và rốt cục sẽ có điều gì đó xảy ra. Tâm lý của nhà đầu tư sẽ lại chuyển từ lạc quan thái quá sang một hướng khác".
Nhưng ở thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang tin tưởng vào chứng khoán Việt Nam, với triển vọng tăng trưởng lạc quan của nền kinh tế, theo Bloomberg.
Sau khi mua ròng 1 tỷ USD chứng khoán Việt Nam trong năm 2017, khối ngoại đã mua ròng thêm 432 triệu USD chứng khoán Việt Nam kể từ đầu năm đến nay.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.