Bộ Công an tiếp nhận thêm nhiều nhiệm vụ từ 4 Bộ khác
Tuệ Lâm -
13/01/2025 17:42 (GMT+7)
(VNF) - Ban Chỉ đạo của Chính phủ đề nghị chuyển nhiệm vụ quản lý một số lĩnh vực của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của bộ, ngành.
Theo phương án của Ban Chỉ đạo của Chính phủ, về tên gọi, giữ nguyên tên Bộ Tài chính sau khi hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Giữ nguyên tên Bộ Nội vụ sau khi hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ. Giữ nguyên tên Bộ Xây dựng sau khi hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng. Giữ nguyên tên Bộ Khoa học và Công nghệ sau khi hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ). Giữ nguyên tên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau khi tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí từ Bộ Thông tin và Truyền thông. Thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ủy ban Dân tộc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Bộ Nội vụ.
Bộ Công an tiếp nhận thêm nhiều nhiệm vụ từ 4 Bộ khác.
Các bộ, ngành khác tiếp tục giữ tên gọi như đề xuất tại Báo cáo số 3792 ngày 31/12/2024 của Ban cán sự đảng Chính phủ. Cụ thể gồm: Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ cũng tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị về việc điều chuyển một số chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy.
Cụ thể, chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Bộ Thông tin và Truyền thông sang Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Chuyển nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sang Bộ Y tế (chức năng chỉ đạo, quản lý công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Trung ương của Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đã được chuyển về Ban Tổ chức Trung ương theo quyết định của Bộ Chính trị; nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển về Bộ Công an).
Điều chỉnh sửa đổi, chức năng, nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chínhkhông bao gồm chức năng, nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (do Bộ Chính trị đã quyết định chuyến Viện này về Ban Chính sách, chiến lược Trung ương).
Kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; chuyển 18 tập đoàn, tổng công ty hiện đang giao cho Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước quản lý về Bộ Tài chính quản lý; chuyển Tổng công ty Viễn thông Mobifone về Bộ Công an quản lý (tố chức đảng của Tổng công ty chuyển về trực thuộc Đảng ủy Công an Trung ương).
Trước mắt, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xây dựng phương án tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ và nhân sự của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để quản lý 18 tập đoàn, tổng công ty này.
Về điều chỉnh một số chức năng, nhiệm vụ giữa Bộ Công an và một số bộ, ngành liên quan, Ban Chỉ đạo của Chính phủ đề nghị chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sang Bộ Công an.
Chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.
Chuyển nhiệm vụ về sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an.
Chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn, an ninh thông tin mạng từ Bộ Thông tin và Truyền thông sang Bộ Công an.
Về nhiệm vụ quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh: Giao Bộ Công an chủ trì xây dựng, thu thập, cập nhật, khai thác, chia sẻ thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh. Về nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không: Giao Bộ Công an chủ trì bảo đảm an ninh hàng không tại sân bay và trong máy bay.
Về nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia tại khu vực biên giới, cửa khẩu, giao 2 Bộ (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng) thống nhất nhiệm vụ chủ trì, nhiệm vụ phối hợp, bổ sung vào Nghị định số 03/20219/NĐ-CP ngày 4/1/2019 của Chính phủ về phối họp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng.
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: “Đây là thời của các doanh nghiệp nghĩ lớn và làm ăn lớn và cơ hội dành cho những người muốn trở thành "anh hùng". Cuộc đua cạnh tranh không giành cho những người toan tính kiếm ăn nhỏ lẻ”,
(VNF) - Phát biểu tại buổi tọa đàm “Lãnh đạo và quản trị công hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Kinh nghiệm Bắc Âu và Việt Nam”, Đại sứ Thụy Điển Johan Ndisi nhấn mạnh rằng: "Quản trị hiệu quả nhất khi mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm".
(VNF) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết sẽ tập trung hoàn thiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoàn thành trước ngày 30/8 và vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh từ ngày 1/9.
(VNF) - TS Võ Trí Thành khẳng định, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế, cần xây dựng một tầm nhìn chiến lược toàn diện, kết hợp giữa nỗ lực tự thân của doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước.
(VNF) - Ngày 17/3, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 Bộ Công an) đề nghị truy tố 41 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn trong đó có cựu bí thư tỉnh uỷ và chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn và nhận hối lộ.
(VNF) - Một trong những câu hỏi lớn được đặt ra là liệu người dân có phải làm lại căn cước công dân (CCCD) khi có sự thay đổi về địa giới hành chính hay không?.
(VNF) - Đầu tư Tài chính trân trọng trích giới thiệu góc nhìn của PGS. TS. Phạm Thị Thanh Bình, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về triển vọng kinh tế thế giới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và những biến chuyển, tác động đến kinh tế Việt Nam.
(VNF) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, kinh tế tư nhân không chỉ giúp mở rộng sản xuất, thương mại, dịch vụ mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
(VNF) - Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 3/2025 đã chính thức phát hành. Với 100 trang nội dung chất lượng, ấn phẩm phản ánh toàn diện những vấn đề kinh tế nổi bật trong và ngoài nước, là nguồn thông tin hữu ích dành cho doanh nghiệp, nhà quản lý, các chuyên gia và đông đảo bạn đọc kinh tế.
(VNF) - Tổng Bí thư yêu cầu phải thúc đẩy phát triển công nghiệp hiện đại, khoa học công nghệ... trong đó phải tiến lên vũ trụ, tiến vào lòng đất, lòng biển, đáy biển.
(VNF) - Đồng ý về chủ trương xây dựng khu thương mại tự do tại Vĩnh Phúc, Thủ tướng chỉ đạo tỉnh khẩn trương xây dựng đề án cụ thể để trình cấp có thẩm quyền.
(VNF) - Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết sau hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.
(VNF) - Từ số vốn điều lệ 1,6 tỷ đồng khi thành lập, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Ninh đã thực hiện nhiều lần đăng ký thay đổi thành lập doanh nghiệp, nâng vốn điều lệ… khống của công ty từ 1,6 tỷ đồng lên 699 tỷ đồng.
(VNF) - Theo Đề án xây dựng trung tâm tài chính quốc tế và khu vực đã chính thức vừa được Bộ Kế hoạch và đầu tư trình lên Chính phủ, TP. HCM và Đà Nẵng đã được chọn là nơi triển khai, trong đó TP. HCM đã hội đủ nhiều điều kiện quan trọng theo tiêu chuẩn quốc tế. ĐTTC xin điểm lại một số nội dung chính trong đề án.
(VNF) - Theo giới phân tích, mặc dù dòng vốn FDI sẽ chậm lại trong ngắn hạn nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhờ chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ và xu hướng luân chuyển dòng tiền bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
(VNF) - Phó Thủ tướng so sánh việc "tháo chốt", khơi thông các điểm nghẽn để khu vực kinh tế tư nhân bung ra cũng giống như gạch đá lâu nay đang cản trở dòng nước sẽ được nhấc ra để dòng nước chảy "ào ào".
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: “Đây là thời của các doanh nghiệp nghĩ lớn và làm ăn lớn và cơ hội dành cho những người muốn trở thành "anh hùng". Cuộc đua cạnh tranh không giành cho những người toan tính kiếm ăn nhỏ lẻ”,