Tiêu điểm

Bộ Công Thương thúc các tỉnh thành sớm làm nhiệt điện khí LNG

(VNF) - Bộ Công Thương vừa có yêu cầu thúc đẩy nhanh tiến độ dự án nhà máy điện LNG trong Quy hoạch Điện VIII. Trong đó lưu ý các khó khăn về thủ tục, mặt bằng, đấu nối, hợp đồng thuê đất.

Bộ Công Thương thúc các tỉnh thành sớm làm nhiệt điện khí LNG

Bộ Công Thương ‘thúc’ tỉnh thành đẩy nhanh tiến độ nhà máy điện LNG.

Theo đó, để các dự án điện LNG thực hiện đảm bảo đúng tiến độ theo quy hoạch được duyệt, Bộ Công Thương đề nghị các tỉnh thành phố tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án. Kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền. Đồng thời đôn đốc, giám sát các chủ đầu tư thực hiện dự án theo đúng tiến độ được duyệt, xử lý nghiêm các dự án chậm tiến độ theo quy định về pháp luật đầu tư.

Đối với các dự án chưa có chủ đầu tư, các tỉnh/thành phố khẩn trường hoàn thiện các điều kiện, thủ tục cần thiết để sớm lựa chọn được chủ đầu tư có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện các dự án.

Đối với các dự án còn vướng mắc, Bộ Công Thương yêu cầu các tỉnh thành sớm giải quyết các vướng mắc thuộc thẩm quyền mình tại các dự án: Nhà mát nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 liên quan đến: giải phóng mặt bằng các quyến đường dây dấu nối để giải toả công suất; giải phóng mặt bằng và hợp đồng thuế đất của Dự án do địa phương chưa xác nhận hoàn thành công tác bồi thường với Tổng Công ty Tín Nghĩa.

Ngoài ra, Dự án Nhà máy LNG Hiệp Phước giai đoạn 1 liên quan đến Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chưa cho lập các đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đất dự án và điều chỉnh giấy chứng nhận cho dự án. Dự án LNG Hải Lăng liên quan đến điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, quy hoạch 1/500 của Dự án. LNG Quảng Ninh liên quan đến các thủ tục điều chỉnh quy hoạch sử dụng dất, quy hoạch 1/500 của dự án.

Hiện cả nước có 13 dự án điện LNG đã được Thủ tướng phê duyệt trong danh mục các dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện. Đây sẽ là một trong các nguồn giúp bảo đảm cung cấp đủ, ổn định và an toàn hệ thống điện quốc gia.

Theo ông Mai Xuân Ba, đại diện Tổng Công ty khí Việt Nam (PV Gas): “Điện khí có công nghệ tiên tiến, hiệu suất cao, tương đối thân thiện với môi trường, phù hợp với xu thế phát triển bền vững. Đặc biệt, điện khí sẽ kịp thời bổ sung nguồn điện khi các nhà máy điện năng lượng tái tạo không ổn định, hoặc không thể phát điện do thời tiết. Chính vì vậy, điện khí LNG được xem là một trong những giải pháp quan trọng và xu hướng tất yếu trong chính sách bảo đảm an ninh năng lượng. Đặc biệt trong bối cảnh việc khai thác các nguồn tài nguyên truyền thống của Việt Nam như thủy điện, than, dầu khí đang trên đà suy giảm”.

Tuy nhiên, đại diện PV GAS cũng cảnh báo: “Dự án LNG cần diện tích đất, mặt nước lớn, các dự án đường ống dẫn khí đi qua nhiều địa bàn dân cư và yêu cầu có diện tích đất lớn để bố trí hành lang tuyến ống theo quy định. Trong khi đó, hiện nay các quy hoạch ngành, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh/thành phố chưa cập nhật phù hợp Quy hoạch điện VIII nên dẫn tới khó khăn liên quan đến việc xin chấp thuận chủ trương đầu tư, thủ tục đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng thỏa thuận địa điểm/hướng tuyến…tốn nhiều thời gian và rủi ro kéo dài tiến độ dự án”.

Tin mới lên