Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Sáng nay, Bộ GTVT và Ủy ban quản lý vốn tại doanh nghiệp Nhà nước đã có buổi làm việc về các công việc cần tiếp tục giải quyết đối với 5 Tổng công ty: Đường sắt Việt Nam (VNR), Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV), Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines). Đây là các đơn vị đã được Bộ GTVT chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp hồi đầu tháng 11/2018.
Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá cao sự chủ động phối hợp tích cực và có trách nhiệm của Bộ GTVT đối với việc xử lý các vướng mắc của các tổng công ty ngành GTVT.
“Chỉ trong vòng hơn 3 tháng, đích thân Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể và tôi đã 2 lần chủ trì các cuộc họp giữa hai cơ quan và 5 tổng công ty để bàn các giải pháp xử lý các vướng mắc nảy sinh. Các đồng chí thứ trưởng Bộ GTVT cũng đã chủ động trao đổi thường xuyên với Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực và lãnh đạo cơ quan chuyên môn để cập nhật tiến độ xử lý các vướng mắc trong thẩm quyền”, ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết.
Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng, sự phối hợp này đã giúp quá trình chuyển giao được suôn sẻ, đồng thời giúp lãnh đạo Ủy ban nhận diện sớm, đầy đủ các thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của 5 tổng công ty giao thông.
Theo ông Nguyễn Hồng Hiển, Vụ trưởng Vụ Công nghệ và Hạ tầng, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, 5 tổng công ty giao thông vừa chuyển giao tuy chỉ chiếm 8% vốn chủ sở hữu trong số 13 doanh nghiệp do Ủy ban quản lý nhưng đều là những đơn vị có tính đặc thù cao, hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan trực tiếp đến an sinh xã hội, an ninh – quốc phòng.
Tại thời điểm chuyển giao, các đơn vị giao thông đều có nền tảng tốt, hầu hết đều kinh doanh có lãi, vượt chỉ tiêu đề ra, đặc biệt là các đơn vị thương mại, cung cấp dịch vụ như Vietnam Airlines, ACV…
“Tuy nhiên, đối với các đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan nhiều đến kết cấu hạ tầng đang gặp rất nhiều vướng mắc gồm 3 đơn vị: VEC, VNR và Vinalines”, ông Hiển cho biết.
Trong số 5 tổng công ty giao thông, việc xử lý các vướng mắc của VEC tốn khá nhiều dung lượng cuộc làm việc giữa hai cơ quan bởi khó khăn của đơn vị này không chỉ liên quan đến việc lo vốn; đảm bảo tiến độ triển khai các dự án đường cao tốc như Đà Nẵng – Quảng Ngãi và Bến Lức – Long Thành mà còn là việc xử lý tái cơ cấu 5 dự án đầu tư, xây dựng cơ chế pháp lý để vận hành mô hình hoạt động của đơn vị đầu tàu phát triển đường cao tốc Việt Nam sau 15 năm thành lập.
Cam kết sẽ tiếp tục đồng hành với Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị giao thông chuyển giao trong thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ GTVT, Tư lệnh ngành GTVT cho rằng, bản thân lãnh đạo các tổng công ty cần chủ động báo cáo và đề xuất các vướng mắc để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định việc xử lý các khó khăn, vướng mắc tại các doanh nghiệp cần thực hiện căn cơ, đúng theo các quy định của pháp luật.
“Nếu vướng các quy định pháp lý nằm ngoài thẩm quyền, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cần chủ động báo cáo Chính phủ hoặc đề nghị Chính phủ báo cáo sớm Quốc hội ban hành các Nghị quyết chuyên đề tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tàu trong lĩnh vực hạ tầng này hoạt động, phát triển bền vững theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước”, Bộ trưởng Bộ GTVT gợi mở.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.