'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày mai (29/3), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ tổ chức đấu giá cổ phần của Tổng công ty Viglacera (HNX: VGC) do Bộ Xây dựng sở hữu.
Trước giờ đấu giá, đã có 3 tổ chức đăng ký mua tổng cộng 69 triệu cổ phiếu VGC, tương đương 15,4% vốn điều lệ của Viglacera.
So với 80,5 triệu cổ phiếu Bộ Xây dựng chào bán, lượng đặt mua chiếm 85,6%, tương đương lượng cổ phiếu "ế" khoảng 11,5 triệu đơn vị.
Công bằng mà nói, việc rộng cửa bán được 69 triệu cổ phiếu (tương đương 15,4% vốn) với mức giá cao hơn cỡ khoảng 10% so với thị giá là một tiến triển đáng ghi nhận trong tiến trình thoái vốn Nhà nước tại Viglacera. Năm 2018, Bộ Xây dựng đã chịu cảnh "ế toàn tập" khi đem cổ phiếu của tổng công ty này ra bán trên sàn với giá cao hơn thị giá.
Tuy nhiên, việc "ế" 11,5 triệu cổ phiếu cũng xứng đáng là một điểm trừ. Và điều này xuất phát từ cách thức thoái vốn.
Cuối tháng 11/2018, nghĩa là cách thời điểm Bộ Xây dựng ký phê duyệt phương án thoái vốn tại Viglacera hơn 3 tháng, Nhà nước đã ghi nhận phiên thoái vốn thông qua đấu giá cổ phần thành công "ngoài sức tưởng tượng" tại Vinaconex.
Toàn bộ cổ phần Nhà nước, tương đương 79% vốn điều lệ Vinaconex, đã được "bán hết veo" với giá cao. Cụ thể, Công ty TNHH An Quý Hưng đã mua trọn lô cổ phần tương đương 57,71% vốn điều lệ Vinaconex do SCIC sở hữu với mức giá cao hơn tới 56% thị giá và cao hơn 30% so với giá khởi điểm. Trong khi đó, Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ đã mua trọn lô cổ phần tương đương 21,28% vốn điều lệ Vinaconex do Viettel sở hữu với mức giá cao hơn 15% thị giá và bằng giá khởi điểm.
Việc Nhà nước bán lượng cổ phần chi phối (trên 50%) trong một lần luôn tạo hấp lực đặc biệt với các doanh nghiệp tư nhân, bởi họ có thể thâu tóm doanh nghiệp nhà nước một cách nhanh, gọn. Điều này không chỉ thể hiện ở thương vụ Vinaconex, mà ấn tượng hơn là ở thương vụ Sabeco khi công ty của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã bỏ ra tới 110.000 tỷ đồng để thâu tóm trên 53% cổ phần Sabeco.
Bộ Xây dựng hiện sở hữu gần 54% cổ phần Viglacera và theo phương án thoái vốn, đợt 1 bán gần 18% cổ phần. Nhiều khả năng đợt 2 sẽ bán nốt 36% cổ phần bởi hạn chót thoái toàn bộ vốn là trong năm nay (theo quyết định 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng).
Việc chia đợt này, khách quan có, chủ quan có. Về khách quan, theo quyết định 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng (ban hành tháng 8/2017), đợt thoái vốn cuối cùng tại Viglacera sẽ với tỷ lệ 36% và hạn chót, như đã đề cập, là trong năm nay. Về chủ quan, nếu không cứng nhắc, Bộ Xây dựng hoàn toàn có thể trình Thủ tướng phương án thoái vốn mới theo hướng bán trọn lô, trên cơ sở kinh nghiệm thành công trong việc bán Sabeco và Vinaconex.
Viglacera chưa bao giờ hết hấp dẫn, không chỉ bởi thương hiệu, nền tảng sản xuất mà còn bởi đất đai và hạ tầng khu công nghiệp. Việc "ế" 11,5 triệu cổ phiếu trong đợt thoái vốn lần này có khả năng nằm trong toan tính khác.
Nếu 3 tổ chức tham gia đấu giá là cùng một nhóm thì nhóm này sẽ sở hữu 15,4% cổ phần Viglacera. Và nếu ôm trọn được 36% cổ phần Viglacera trong đợt thoái vốn lần 2, tỷ lệ sở hữu của nhóm này sẽ tăng lên 51,4% cổ phần Viglacera, nghĩa là vẫn đủ quyền chi phối.
Vì vậy, nhóm này không việc gì phải vội vàng mua 11,5 triệu cổ phiếu trong đợt 1 mà sẽ để dành tiền cho đợt 2. Nếu cần tăng thêm sở hữu, nhóm này hoàn toàn có thể mua trên sàn với giá thấp hơn hoặc/và thỏa thuận với các cổ đông hiện tại.
Tất nhiên, nếu đấu giá trọn lô, khả năng này sẽ không thể xảy ra. Việc thoái vốn từng phần đang đẩy nhà đầu tư muốn thâu tóm Viglacera vào rủi ro "thắng đợt 1, thua đợt 2", vậy nên cần phải tính toán cho kỹ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.