'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chuyến công du lần này không chỉ nhằm củng cố quan hệ đối tác với những đồng minh quan trọng tại khu vực sau 4 năm lạnh nhạt dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, mà còn để hồi sinh chính sách xoay trục của Mỹ sang châu Á - Thái Bình Dương, vốn được khởi động từ thời chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama.
Sự kiện này cũng là hoạt động tiếp nối của Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên của nhóm "Bộ tứ Kim Cương" bao gồm Tổng thống Joe Biden với các nhà lãnh đạo Ấn Độ, Nhật Bản và Australia hôm 12/3 vừa qua. Tại Hội nghị, Mỹ đã cam kết cùng các nước đồng minh phân phối 1 tỷ liều vaccine cho khu vực châu Á vào cuối năm 2022.
Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan nhấn mạnh: “Bốn nhà lãnh đạo đã thảo luận về thách thức mà Trung Quốc đặt ra. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, phần lớn trọng tâm là các cuộc khủng hoảng toàn cầu cấp bách, bao gồm cuộc khủng hoảng khí hậu và Covid-19. Và đối với Covid-19, các nhà lãnh đạo đã đưa ra cam kết chung về việc phân phối 1 tỷ liều vaccine cho các quốc gia ASEAN, Thái Bình Dương và hơn thế nữa vào cuối năm 2022”.
Chính quyền tại Mỹ hiện nay tự tin rằng những nỗ lực trong nước nhằm hồi sinh nền kinh tế và đẩy mạnh cuộc chiến chống Covid-19 đã đưa nước Mỹ trở lại ở một vị thế tốt hơn, vừa có thể đối phó với Trung Quốc, vừa thúc đẩy các mối quan hệ đối tác.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 13/3 cho biết ông đến châu Á để thúc đẩy hợp tác quân sự với các đồng minh của Mỹ và thúc đẩy 'khả năng răn đe' Trung Quốc.
Được biết, chuyến thăm này diễn ra chỉ hơn 1 tuần sau khi các nhà đàm phán Mỹ và Hàn Quốc đã vượt qua được nhiều năm bế tắc dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump để đi tới một thỏa thuận về chia sẻ chi phí quân sự.
Theo lịch trình, sau chuyến thăm tại Nhật Bản và Hàn Quốc, Ngoại trưởng Blinken và cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan sẽ gặp Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào ngày 18/3 tại Alaska, Mỹ.
Đây là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới dưới thời tân Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Với nhiều ý nghĩa to lớn, cuộc gặp mặt lần này giữa hai nước Mỹ - Trung được kỳ vọng sẽ là bước đột phá ngoại giao trong quan hệ song phương.
Tuy nhiên, các nhà quan sát Trung Quốc nhận định buổi gặp gỡ sẽ không thể tạo ra bất kỳ giải pháp đáng kể nào cho những căng thẳng hiện nay giữa Washington và Bắc Kinh.
Sự chia rẽ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã trở nên rõ ràng khi tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Blinken bác bỏ việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi cuộc gặp này là "một cuộc đối thoại chiến lược" và khẳng định rằng ở thời điểm này, Mỹ không có ý định đưa ra bất kỳ cam kết nào.
Chuyên gia Pang Zhongying của Trường ĐH Đại Dương Trung Quốc phát biểu: "Việc thúc đẩy cuộc gặp này giữa hai bên chỉ 50 ngày sau khi ông Biden nhậm chức vốn đã rất khó khăn rồi. Mỹ phần nào đã thể hiện thiện chí khi mời các quan chức Trung Quốc tới Mỹ và tổ chức một cuộc gặp ở Alaska, một địa điểm ở giữa hai bên".
"Tuy nhiên, họ không thể trao đổi về những vấn đề quan trọng trong cuộc gặp này, đây chỉ là điểm khởi đầu bởi dù sao, hai nhà lãnh đạo của 2 nước sẽ phải gặp nhau vào một thời điểm nào đó. Hai bên vẫn chưa thực sự đàm phán. Đây mới là giai đoạn tiền đàm phán, vì thế, chúng ta không nên đặt quá nhiều kỳ vọng", ông Pang nhận định.
Xem thêm >> Vaccine do Trung Quốc sản xuất trở thành tấm vé để vào đại lục
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.