Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Điều này này như một đòn giáng mạnh vào Boeing trong bối cảnh nhà sản xuất Mỹ đang phải vật lộn với bê bối liên quan đến dòng máy bay bán chạy nhất 737 Max. Lý do mà Flyadeal đưa ra là do "các yêu cầu về lịch trình".
Trong phân khúc máy bay thân hẹp, Airbus A320 là đối thủ của Boeing 737 Max, dòng máy bay đang chịu lệnh ngừng cất cánh sau hai vụ tai nạn nghiêm trọng của Ethiopian Airlines vào tháng 3, chỉ 5 tháng sau vụ tai nạn của Lion Air.
Theo nhiều nguồn tin trong ngành hàng không, số máy bay mà Tập đoàn Airbus bàn giao cho khách hàng trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt gần 390 chiếc, tăng khoảng 28%. Điều này có nghĩa là hãng sản xuất máy bay hàng đầu châu Âu có thể "đánh bại" đối thủ Boeing của Mỹ đang gặp khủng hoảng trong năm nay. Tính đến ngày 31/5, Boeing mới bàn giao cho khách hàng 202 máy bay.
Với 389 máy bay được chuyển giao, trong đó có 227 chiếc trong quý II/2019, Airbus sẽ bàn giao thêm khoảng 500 máy bay trong nửa cuối năm 2019 nhằm đáp ứng mục tiêu giao hàng hàng năm là 880-890 máy bay.
Airbus cũng đã dẫn đầu về số đơn đặt hàng tại Triển lãm Hàng không Paris ở Pháp với 6 tỷ USD trong ngày 18/6, trong đó có đơn hàng bán 36 chiếc cho Hãng hàng không Cebu Air của Philippines.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 3/7, Boeing công bố số tiền bồi thường 100 triệu USD cho gia đình 346 nạn nhân của hai vụ rơi máy bay ở Ethiopia năm 2019 và Indonesia năm 2018.
Boeing cho biết 100 triệu USD này sẽ được dùng để chi trả "các chi phí giáo dục, ăn ở và khó khăn trong cuộc sống của các gia đình, các chương trình cộng đồng và kinh tế bị ảnh hưởng" và sẽ được bồi hoàn trong thời hạn nhiều năm.
Tờ Bloomberg nhận đinh, những cam kết mà hãng chế tạo máy bay này gọi là "những hỗ trợ bước đầu" trong tuyên bố trên đã cho thấy mức độ rủi ro mà Boeing đang phải đối mặt khi gặp phải một trong những cơn khủng hoảng tồi tệ nhất trong 103 năm hoạt động của hãng.
Được biết, hiện hãng này cũng đang tiếp nhận hơn 80 đơn kiện đại diện cho các nạn nhân trong các vụ tai nạn, bên cạnh sự nghi ngại từ hành khách trên toàn thế giới cũng hàng loạt các đợt kiểm định từ cơ quan có thẩm quyền.
Theo tính toán của Bloomberg, Boeing sẽ phải mất gần 1 tỷ USD chỉ để giải quyết các đơn kiện trên, và thậm chí số tiền đó sẽ còn cao hơn nữa nếu có bằng chứng cho thấy hãng này đã biết trước các lỗi kỹ thuật trong máy bay trước khi tai nạn xảy ra. Các đàm phán liên quan đến vụ rơi máy bay ở Indonesia sẽ bắt đầu diễn ra vào tháng 7/2019.
Xem thêm >> Tài sản ‘bốc hơi’ 38 tỷ USD, Jeff Bezos vẫn là tỷ phú giàu nhất thế giới
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.