Toàn cảnh khu phức hợp 26 tầng của Daewoo E&C tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án khu phức hợp thương mại, văn phòng, nhà ở cao cấp tại lô đất K8HH1 thuộc khu đô thị Starlake dự kiến sẽ bổ sung lượng nguồn cung lớn cho thị trường Hà Nội trong năm 2025.
Như thường lệ, chứng khoán là ngành công bố báo cáo tài chính sớm nhất. Số liệu từ hãng dữ liệu FiinGroup cho thấy tổng dư nợ cho vay ký quỹ (margin) tại 68 công ty chứng khoán đạt mức 228.145 tỷ đồng tính đến cuối quý III/2024, tăng 4% sau một quý và tăng 31,2% kể từ đầu năm.
Hầu hết các công ty chứng khoán ghi nhận tăng trưởng dư nợ margin trong 9 tháng đầu năm, tuy nhiên, xét riêng quý III thì một số công ty chứng khoán cỡ vừa và lớn đã ghi nhận tín hiệu đi lùi.
Cụ thể, dư nợ margin của Công ty Chứng khoán SSI giảm 2,8% trong quý vừa qua, cùng với đó là Công ty Chứng khoán VNDIRECT giảm 4,6%, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) giảm 1,6%, Công ty Chứng khoán MAYBANK giảm 4,4%. Đáng chú ý nhất là Công ty Chứng khoán VPBank (VPBankS) giảm mạnh 16,3% sau thời gian tăng trưởng khá “nóng”.
Trong số các công ty chứng khoán ghi nhận tăng trưởng dư nợ margin trong quý vừa qua, nổi bật nhất là trường hợp của Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC). Dư nợ margin của HSC tăng 4% trong quý III/2024, lên 19.286 tỷ đồng, vượt qua SSI để xếp thứ hai trong ngành chứng khoán xét về quy mô dư nợ margin. So với đầu năm, dư nợ margin của HSC tăng tới gần 59%. Đây là một kết quả đáng mừng, nhưng cũng đem lại nỗi lo cho HSC trong tương lai gần.
Do tăng mạnh dư nợ cho vay margin, trong khi lại khá hạn chế trong việc gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu nên tính đến cuối quý vừa qua, tỷ lệ dư nợ margin trên vốn chủ sở hữu đã gần chạm trần quy định. Theo thống kê từ FiinGroup, hạn mức cho vay margin còn lại của HSC chỉ khoảng 827 tỷ đồng.
Đây là lý do mà HSC đang cấp tập tìm cách tăng vốn chủ sở hữu. Theo thông tin từ công ty chứng khoán này, ngày 4/12 sắp tới, HSC dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường theo hình thức trực tuyến. Trọng tâm cuộc họp là phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng cường nguồn vốn, nâng cao năng lực tài chính và mở rộng quy mô hoạt động của HSC.
Trước đây, HSC từng nhiều lần rục rịch tăng vốn vốn chủ sở hữu nhưng tiến độ khá chậm, do “vướng” nhiều quy trình, thủ tục bởi một trong những cổ đông lớn nhất của HSC là doanh nghiệp nhà nước (Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP. HCM).
Một trường hợp gây chú ý khác là Công ty Chứng khoán Vietcap. Chỉ riêng trong quý III/2024, dư nợ margin của Vietcap đã tăng tới 28,6%, là một trong những công ty chứng khoán ghi nhận tăng trưởng dư nợ margin nhanh nhất quý vừa qua. Điều đáng nói là Vietcap không phải công ty chứng khoán nhỏ nên sự bứt phá trên có rất nhiều ý nghĩa trong “cuộc đua” cho vay margin ngành chứng khoán. Công ty chứng khoán này vẫn còn khá nhiều dư địa để tiếp tục tăng cho vay margin bởi hạn mức còn lại theo tính toán của FiinGroup lên đến trên 7.000 tỷ đồng.
Ngoài Vietcap, có hai công ty chứng khoán “mới nổi” cũng ghi nhận tăng trưởng dư nợ margin “hai chữ số” trong quý III/2024, đó là Công ty Chứng khoán KAFI (tăng 18,9%) và Công ty Chứng khoán DNSE (tăng 16,6%).
Hiện Công ty Chứng khoán TCBS vẫn đang dẫn đầu ở mảng cho vay margin với dư nợ lên tới gần 25.000 tỷ đồng, bỏ xa phần còn lại.
Các công ty chứng khoán nhỏ “trỗi dậy”
Theo thống kê từ FiinGroup, 48 công ty chứng khoán “chiếu dưới” ghi nhận tổng dư nợ margin 37.661 tỷ đồng, tăng tới 10,5% trong quý III/2024, cao hơn hẳn con số 4% của tất cả 68 công ty chứng khoán trong diện thống kê. Cần biết, nếu so với hồi đầu năm, dư nợ margin của 48 công ty chứng khoán này chỉ tăng 25,3%, thấp hơn nhiều mức tăng 31,2% toàn ngành. Điều này cho thấy sự “trỗi dậy” của các công ty chứng khoán nhỏ trong quý III/2024, làm nóng thêm “cuộc đua” cho vay margin trong ngành chứng khoán.
(VNF) - Dự án khu phức hợp thương mại, văn phòng, nhà ở cao cấp tại lô đất K8HH1 thuộc khu đô thị Starlake dự kiến sẽ bổ sung lượng nguồn cung lớn cho thị trường Hà Nội trong năm 2025.