'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, tiền thân Công ty cổ phần Xi Măng Hải Vân là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam. Thực hiện Quyết định số 1861/QĐ-XMVN ngày 08/11/2007 về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá, Công ty cổ phần xi măng Hải Vân được Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam nắm giữ cổ phần vốn chi phối, có năng lực sản xuất 900.000 tấn/năm.
Trụ sở chính của doanh nghiệp này nằm tại số 65 Nguyễn Văn Cừ, Phường Hoà Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng. Người đại diện theo pháp luật của Vicem Hải Vân là ông Ngô Đức Lưu. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp này là sản xuất xi măng, vôi và thạch cao.
HĐQT của Vicem Hải Vân gồm 5 thành viên. Trong đó, ông Lê Xuân Khôi (sinh năm 1972) là Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân. Ông Lê Xuân Khôi hiện nay đang nắm giữ 1,2 triệu cổ phiếu (chiếm 24%).
Ngoài ông Lê Xuân Khôi, HĐQT của Vicem Hải Vân còn có 4 thành viên khác gồm: ông Nguyễn Quang Tuân; ông Nguyễn Danh Huyên; ông Ngô Đức Lưu; ông Nguyễn Hoàng Trí.
Về bức tranh tài chính của Vicem Hải Vân, giai đoạn 2019 - 2020, doanh thu thuần của Vicem Hải Vân giảm từ 869 tỷ đồng xuống còn 636 tỷ đồng. Sang năm 2021 tăng nhẹ lên 672 tỷ đồng.
Tuy doanh thu thuần khá lớn nhưng lãi sau thuế của doanh nghiệp trong giai đoạn 2019 - 2021 lại rất mỏng và giảm dần qua các năm từ 5 tỷ đồng xuống còn 868 triệu đồng.
Tổng tài sản của Vicem Hải Vân giai đoạn 2019 - 2021 liên tục sụt giảm từ 862 tỷ đồng xuống còn 765 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, hàng tồn kho trong giai đoạn 2019 - 2021 cũng tăng lên từ 106 lên 117 tỷ đồng, chiếm phần lớn tài sản ngắn hạn (năm 2019 là 158 tỷ đồng; năm 2020 là 136 tỷ đồng; năm 2021 là 154 tỷ đồng).
Điểm cộng cho Vicem Hải Vân là nợ phải trả của doanh nghiệp này trong giai đoạn 2019 - 2021 ngày càng được thu hẹp và giảm từ 426 tỷ đồng xuống còn 334 tỷ đồng.
Trong khi đó, vốn điều lệ vẫn duy trì ở mức từ 431 tỷ đồng đến 439 tỷ đồng. Điều cho thấy doanh nghiệp này không phục thuộc quá lớn vào đòn bẩy tài chính và hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu khá cân bằng.
Tuy nhiên, tỷ lệ thanh khoản ngắn hạn giai đoạn 2019 - 2021 lại ở mức khá thấp, lần lượt 0,58 lần (năm 2019); 0,42 lần (năm 2020); 0,5 lần (năm 2021).
Riêng về tỷ số thanh toán nhanh giai đoạn 2019 - 2021 khi đã tách hàng tồn kho thì ghi nhận ở mức 0,19 lần (năm 2019); 0,09 lần (năm 2020); 0,12 lần (năm 2021). Theo các chuyên gia, tỷ số thanh toán nhanh càng thấp thì doanh nghiệp đó đang phụ thuộc vào hàng tồn kho.
Như VietnamFinance trước đó đã thông tin, UBND TP. Đà Nẵng đã ra quyết định thu hồi đất thuê của Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân (gọi tắt là Công ty Vicem Hải Vân). Theo quyết định này, Công ty Vicem Hải Vân bị thu hồi khu đất có diện tích 7.294,1m2, đang sử dụng tại số 185, đường Lê Trọng Tấn, phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ. Nguyên nhân Công ty Vicem Hải Vân bị thu hồi đất là do chấm dứt việc sử dụng đất theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 65, Luật Đất đai năm 2013 (đất được nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn). UBND TP. Đà Nẵng giao chủ tịch UBND phường Hòa Phát có trách nhiệm giao quyết định này cho Công ty Cổ phần xi măng Vicem Hải Vân; trường hợp Công ty Cổ phần xi Vicem Hải Vân không nhận hoặc vắng mặt thì phải lập biên bản; niêm yết quyết định tại trụ sở UBND phường Hòa Phát, tại nơi sinh hoạt chung của tổ dân phố. UBND quận Cẩm Lệ được giao chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố, các đơn vị liên quan triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng khu nhà, đất nêu trên cho Công ty Cổ phần xi măng Vicem Hải Vân theo đúng quy định. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.