Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Công ty TNHH thương mại dịch vụ Bùi Nguyễn Gia Phát do chị Bùi Thị Hồng Vân làm Giám đốc đang tiến gần đến việc trở thành nhà phân phối trung gian cho một đối tác ở Kuwait về khí hóa lỏng và cung cấp, chuyển giao công nghệ chuyển đổi dầu FO, DO sang khí nén thiên nhiên (CNG).
Ước mơ làm chủ
Bùi Thị Hồng Vân thuộc thế hệ 9X, gương mặt xinh đẹp, trẻ trung, dáng người nhỏ nhắn, giọng miền Nam nhẹ nhàng, ít ai có thể ngờ chị lại là giám đốc một công ty phân phối khí hóa lỏng có trên 200 đối tác là các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp, đại lý ở nhiều tỉnh, thành Nam bộ như: Đồng Nai, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh... với sản lượng xuất kho trên 1.300 tấn mỗi tháng.
Không phải con “nhà nòi” kinh doanh hay sinh ra trong một gia đình khá giả, nhưng từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chị Hồng Vân đã luôn ấp ủ giấc mơ thành lập công ty và mình phải là người điều hành kinh doanh.
Dám ước mơ lớn, thế nhưng, suốt 4 năm theo học ngành Công nghệ môi trường, Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh, chị Hồng Vân không xác định được lĩnh vực, ngành nghề mình muốn chinh phục. Năm cuối đại học, chị Hồng Vân được một giảng viên giới thiệu thực tập tại Công ty Schneider Electric Manufacturing Việt Nam (công ty của Pháp, sản xuất thiết bị điện tử, trụ sở TP.Hồ Chí Minh). Do thời điểm đó công ty cần người ở vị trí quản lý an toàn môi trường, chị Hồng Vân bèn thử sức. Nhận thấy cô sinh viên thực tập có năng lực chuyên môn, có trách nhiệm với công việc, hết thời hạn 3 tháng thực tập, lãnh đạo công ty đề nghị chị Hồng Vân ở lại làm trợ lý giám đốc. Thật bất ngờ, chị Hồng Vân từ chối.
Không nhận chức trợ lý giám đốc, chị Hồng Vân cũng không còn lý do ở lại công ty. Qua một số người quen, chị đăng ký tham gia tìm hiểu dự án chuyển đổi năng lượng lớn nhất Việt Nam thời điểm năm 2013, gọi là dự án chuyển đổi năng lượng lỏng (dầu FO, DO) sang khí nén thiên nhiên (CNG).
Tài năng của cô gái trẻ bắt đầu được bộc lộ từ đây. Bằng sự nhanh nhẹn, chị Hồng Vân nhanh chóng tìm được đối tác ở Trung Đông và tham gia với vai trò là nhà cung cấp và chuyển giao dây chuyền công nghệ. Dự án được thực hiện tại công ty TNHH Kính Nổi Việt Nam (liên doanh giữa Tập đoàn NSG Nhật Bản, Tổng công ty Viglacera và Toyota Tsusho Corporation của Nhật Bản) tại tỉnh Bắc Ninh với công suất chuyển đổi 5.000Sm3/h. Quá trình làm việc với các đối tác Trung Đông, chị Hồng Vân bắt đầu yêu thích và quyết định thử sức với ngành năng lượng khí hóa lỏng khi mới 22 tuổi.
Gian nan và sức mạnh của tuổi trẻ
Năm 2014, chị Hồng Vân thành lập Công ty TNHH thương mại dịch vụ Bùi Nguyễn Gia Phát và bắt đầu hiện thực hóa ước mơ. Chị chọn thuê đất tại Khu công nghiệp Gò Dầu (huyện Long Thành) làm kho trung chuyển. Có công ty, có kho bãi, việc tiếp theo của nữ giám đốc 9X là tìm kiếm đối tác.
Chị Hồng Vân kể, quá trình làm việc với các đối tác chị thường xuyên bị “bắt nạt”, bị coi thường vì trẻ. Và một lý do nữa là trong giới kinh doanh năng lượng rất ít người là nữ. “Có lần tôi đến đặt vấn đề thì doanh nghiệp lớn không tiếp. Trường hợp khác thì hỏi thẳng “Ai giới thiệu? Ai đứng sau hỗ trợ ?” - nữ Giám đốc nhớ lại.
Nhưng bằng thái độ làm việc nghiêm túc, tinh thần cầu thị và tôn trọng khách hàng của nữ Giám đốc trẻ, số lượng đơn hàng của công ty tăng dần. Đến nay, công ty đã có gần 250 khách hàng thường xuyên.
Trẻ tuổi đời nhưng có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, chị Hồng Vân cho biết chị ưu tiên phương thức nhập hàng về kho theo đơn đặt hàng của đối tác chứ không nhập trữ quá nhiều. “Cách làm này vừa hạn chế được rủi ro khi giá gas thế giới thay đổi liên tục, vừa duy trì được vốn lưu động đầu tư vào nông nghiệp” - chị Hồng Vân chia sẻ.
Là người trẻ nên chị Hồng Vân cũng nhanh nhạy với các phương thức quản lý mới. Chẳng hạn nhằm giảm thất thoát, hao hụt, tiết kiệm nhân công và chi phí mà đảm bảo chính xác thời gian giao nhận hàng, chị thuê một đơn vị trung gian làm dịch vụ “Door to Door” - nhập hàng từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất đưa về kho và xuất hàng từ kho của công ty giao đến đối tác.
Từ năm 2015, nữ Giám đốc trẻ bắt đầu tiến sâu hơn vào ngành năng lượng. Chị được mời tham dự nhiều hội nghị quốc tế về ngành tại Singapore, Nhật Bản và Trung Đông. Quá trình làm việc với các công ty phân phối khí hóa lỏng Trung Đông, chị Hồng Vân nhận thấy ngành này có nhiều tiềm năng. Chị đã dành một thời gian dài đi khảo sát, tìm đối tác tại Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), Bahrain, Oman, Kuwait... Và tin vui đến với công ty của chị Hồng Vân là đã đàm phán lần thứ 3 với một đối tác lớn ở Kuwait làm nhà phân phối trung gian khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên nén, khí thiên nhiên hóa lỏng và cung cấp, chuyển giao công nghệ chuyển đổi khí. Nữ Giám đốc trẻ “bật mí”, theo kế hoạch, đầu năm 2020 hai bên chính thức hợp tác. Cũng trong năm 2020, công ty sẽ bắt đầu nhập khẩu khí lỏng về Việt Nam phân phối.
“Từ cuối năm 2017 đến nay ngành năng lượng khí hóa lỏng khởi sắc. Việc đàm phán với các đối tác nước ngoài cũng thuận lợi. Hy vọng mọi việc sẽ tiến triển theo hoạch định, doanh nghiệp sẽ sớm trở thành đơn vị giao dịch khí hóa lỏng toàn cầu” - chị Hồng Vân nói.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.