'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Báo cáo vĩ mô tháng 1/2021 vừa công bố bởi Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đưa ra nhiều nhận định đáng chú ý về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong tháng đầu năm.
Điểm đáng chú ý đầu tiên là chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2021 giảm 3,3% so với tháng 12/2020. Sản xuất ở hầu hết các ngành công nghiệp đều có mức tăng trưởng theo tháng âm như: xe có động cơ (giảm 11,42% so với tháng trước); gỗ và các sản phẩm từ gỗ (giảm 10,29%); kim loại (giảm 3,91%)… Riêng sản xuất và phân phối điện tăng 1,04%.
Theo đánh giá của BVSC, sản xuất công nghiệp trong tháng tới sẽ tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm do toàn bộ kỳ nghỉ Tết nguyên đán 2021 đều rơi vào tháng 2. Thêm vào đó, tháng 2 cũng là tháng có số ngày ít hơn những tháng còn lại.
"Sự phục hồi của ngành sản xuất công nghiệp trong những tháng sau đó sẽ phụ thuộc khá lớn vào khả năng kiểm soát dịch bệnh (mới bùng phát trở lại) của Chính phủ", chuyên gia của BVSC nhận định.
Trái ngược với sự suy giảm chỉ số sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng 1/2021 tăng 3,65% so với tháng trước.
Theo BVSC, đây là mức tăng khá tích cực nếu xét đến yếu tố nền cao của năm 2021 (do Tết Nguyên Đán năm ngoái rơi vào tháng 1). Đồng thời, đây cũng là tháng thứ 5 liên tiếp doanh số bán lẻ đạt được mức tăng trưởng dương, sau sự sụt giảm trong tháng 8/2020.
Dự báo trong tháng 2/2021, doanh số bán lẻ sẽ duy trì đà tăng so với tháng 1/2021 nhờ dịp Tết Nguyên Đán. Tuy vậy, BVSC cho rằng việc dịch bệnh Covid-19 mới bùng phát trở lại đi kèm với hoạt động giãn cách xã hội với quy mô nhất định ở một số tỉnh thành như Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội… nhiều khả năng sẽ khiến tâm lý người tiêu dùng trở nên thận trọng, khiến mức tăng trong tháng 2 có thể sẽ chỉ ở mức trung bình.
Riêng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ lữ hành có thể sẽ có mức sụt giảm lũy kế sâu hơn so với tháng 1.
Tuy vậy, nếu dịch bệnh được khống chế thành công, doanh số bán lẻ sẽ có nhiều cơ hội để thiết lập mức tăng trưởng cao trở lại kể từ tháng 3.
Về đầu tư công, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) trong tháng 1/2021 đạt 23.233 tỷ đồng, giảm 61,08% so với tháng trước. Mức giảm theo tháng chủ yếu do yếu tố mùa vụ đầu năm khi nhiều dự án vẫn chưa thể triển khai ngay do đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục.
Theo kế hoạch của Chính phủ, tổng vốn đầu tư từ NSNN cho cả năm 2021 là 454 nghìn tỷ đồng, thấp hơn mức giải ngân thực tế của năm 2020 (470 nghìn tỷ). Trong tháng 2, BVSC cho rằng lượng giải ngân vốn đầu tư từ NSNN sẽ giảm so với tháng 1 và so với cùng kỳ do trùng với kỳ nghỉ Tết nguyên đán, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp trở lại ở nước ta.
Tuy nhiên, đầu tư công được kỳ vọng sẽ sớm hồi phục trở lại trong các tháng sau đó.
Một diễn biến cũng rất đáng chú ý trong tháng 1/2021 là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 0,06% so với tháng 12/2020 nhưng giảm 0,97% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng đầu tiên trong vòng nhiều năm trở lại đây chỉ số CPI ở mức âm.
Việc CPI ở mức âm là do nền cao của các tháng đầu năm 2020 khi giá thịt lợn tăng mạnh (CPI trong tháng 1/2020 tăng 6,43%). Việc dịch Covid-19 mới bùng phát trở lại được dự báo sẽ giúp giảm áp lực lên giá cả hàng hóa trong dịp Tết Nguyên Đán, qua đó giúp CPI tháng 2 tăng mức thấp (dưới 0,5%).
"BVSC giữ nguyên quan điểm CPI trung bình trong năm 2021 sẽ ở mức 3-3,5%. Việc lạm phát ở mức thấp cũng cho thấy Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn còn điều kiện để tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. NHNN có thể sẽ có thêm đợt cắt giảm lãi suất điều hành trong năm 2021, qua đó, duy trì môi trường tiền rẻ", chuyên gia của BVSC nêu quan điểm.
Đối với hoạt động ngân hàng, trong tháng 1, NHNN tiếp tục không thực hiện hoạt động bơm/hút ròng nào trên thị trường mở. Lượng tín phiếu và OMO đang lưu hành tiếp tục đi ngang ở mức 0.
"Về cơ bản chúng tôi cho rằng thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn sẽ duy trì trạng thái dồi dào trong các tháng tới. Tuy vậy, tháng 2 là thời điểm có Tết Nguyên Đán, vốn thường kéo theo nhu cầu thanh khoản tăng cao đột biến tại một số thời điểm cụ thể nên NHNN có thể sẽ có những phiên can thiệp bằng cách bơm ròng qua thị trường OMO", phía BVSC cho hay.
Trong tháng 1, lãi suất liên ngân hàng tăng đồng loạt từ 60-150% so với cuối năm 2020. Tuy nhiên, với mức nền thấp (dưới 0,3%), mức tăng xét về giá trị tuyệt đối của lãi suất liên ngân hàng vẫn chưa quá đột biến. Đây được cho là biểu hiện mang tính thời vụ do mùa cao điểm thanh toán và chi trả cuối năm.
BVSC cho rằng lãi suất liên ngân hàng nhiều khả năng sẽ sớm bình ổn trở lại sau kỳ nghỉ Tết.
Về tổng thể, công ty chứng khoán này cho rằng thanh khoản hệ thống ngân hàng trong năm 2021 nhiều khả năng sẽ bớt dư thừa hơn so với năm 2020 khi hoạt động mua ròng ngoại hối nhiều khả năng sẽ giảm trong khi tín dụng dần hồi phục trở lại.
Tuy vậy, mức tăng của tín dụng được dự báo sẽ không quá “nóng”, đủ để gây áp lực lên mặt bằng lãi suất nói chung trên thị trường. Thêm vào đó, với tăng trưởng lạm phát được đánh giá sẽ tiếp tục ở mức thấp trong năm 2021, lãi suất được kỳ vọng sẽ duy trì mặt bằng thấp so với các năm 2019 trở về trước.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.