Ca thử nghiệm cấy chip não đầu tiên của Neuralink gặp vấn đề
(VNF) - Đối tượng thử nghiệm đầu tiên của Neuralink - startup cấy ghép chip não của tỷ phú Elon Musk, đã phát sinh vấn đề chỉ vài tuần sau khi được cấy ghép thử nghiệm.
- Startup Neuralink của Elon Musk lần đầu cấy chip não lên người 30/01/2024 10:25
Trong một bài đăng trên blog mới đây, Neuralink tiết lộ rằng thiết bị giao diện não-máy tính của công ty đã gặp sự cố sau khi được cấy vào đối tượng đầu tiên là con người.
Cụ thể, khoảng một tháng sau khi được phẫu thuật cấy ghép vào cuối tháng 1, một số sợi liên kết có gắn điện cực của con chip đã rút khỏi não của đối tượng thử nghiệm Noland Arbaugh, điều này cản trở tốc độ và hiệu quả dữ liệu của bộ cấy, làm giảm độ chính xác về khả năng điều khiển con trỏ máy tính của bệnh nhân bằng suy nghĩ.
Mặc dù làm giảm hiệu quả, sự cố không gây nguy hiểm cho ông Arbaugh và người thử nghiệm này vẫn có thể sử dụng thiết bị cấy ghép để chơi cờ vua trên máy tính bằng suy nghĩ của mình.
Công ty cho biết Neuralink đã khắc phục sự cố bằng nhiều bản sửa lỗi phần mềm, dẫn đến "sự cải thiện nhanh chóng và bền vững, hiện đã thay thế hiệu suất ban đầu với ông Noland".
Theo Wall Street Journal, Neuralink đã nhận được sự cho phép của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho các thử nghiệm và đã thông báo với cơ quan này về vấn đề mới.
Neuralink, công ty sở hữu bởi tỷ phú Elon Musk và được định giá khoảng 5 tỷ USD vào năm ngoái, đã ca ngợi rộng rãi về thành công của bộ cấy ghép đầu tiên, định vị mình là công ty dẫn đầu thế giới về công nghệ chip não. Mặc dù thiết bị vẫn đang ở giai đoạn đầu nhưng tiết lộ của công ty thu hút nhiều sự chú ý hơn đến tính chất phức tạp và chưa được kiểm chứng của quy trình thử nghiệm.
Công ty hiện đang tập trung vào việc cải thiện khả năng nhập văn bản cho thiết bị và điều khiển con trỏ, công ty hy vọng trong tương lai sẽ mở rộng phạm vi sử dụng của nó sang cánh tay robot và xe lăn.
Trước khi Neuralink tiến hành cấy ghép đầu tiên vào người, công ty đã thử nghiệm rộng rãi trong nhiều năm trên động vật bao gồm cừu, lợn và khỉ. Các cơ quan quản lý đã tiến hành một số cuộc điều tra về hoạt động của công ty tại các phòng thí nghiệm thử nghiệm động vật, và hồi đầu năm nay cho biết họ đã phát hiện ra các vấn đề về kiểm soát chất lượng và lưu trữ hồ sơ tại một cơ sở nghiên cứu ở California.
Nhìn chung, tham vọng của Neuralink là sử dụng thiết bị cấy ghép để kết nối não người với máy tính nhằm giúp đỡ, chẳng hạn như những người bị liệt có thể điều khiển điện thoại thông minh hoặc máy tính hay người mù lấy lại được thị lực. Giống như các giao diện não-máy hiện có, thiết bị cấy ghép của công ty sẽ thu thập các tín hiệu điện do não gửi đi và diễn giải chúng thành hành động.
CEO Elon Musk trước đây đã nói rằng sản phẩm đầu tiên của công ty sẽ có tên là Thần giao cách cảm, đồng thời nói thêm rằng những người dùng ban đầu của nó sẽ là những người bị liệt.
“Hãy tưởng tượng nếu Stephen Hawking có thể giao tiếp nhanh hơn người đánh máy hoặc người bán đấu giá. Đó là mục tiêu”, ông Musk viết về sản phẩm của công ty.
Tuy nhiên, sẽ phải mất thêm quãng thời gian dài trước khi người tiêu dùng được tiếp cận rộng rãi với công nghệ này. Trước khi thiết bị cấy ghép não của Neuralink được tung ra thị trường, chúng sẽ cần được thử nghiệm và được cơ quan quản lý phê duyệt.
Ông Noland Arbaugh, người thử nghiệm đầu tiên của Neuralink, bị liệt tứ chi kể từ năm 2016 sau một tai nạn lặn. Ông đã được cấy chip vào tháng 1 như một phần của thử nghiệm có tên Nghiên cứu PRIME, viết tắt của Giao diện máy tính-não được cấy ghép chính xác bằng robot.
Mục đích là để nghiên cứu tính an toàn của robot phẫu thuật và cấy ghép cũng như kiểm tra chức năng của thiết bị, công ty cho biết trong một bài đăng trên blog năm 2023 về việc tuyển những người tham gia thử nghiệm.
Bộ cấy của Neuralink hoạt động bằng cách nhúng một hộp nhỏ vào hộp sọ chứa chip xử lý và pin, cùng với 64 sợi nhỏ kết nối với mô não và tương tác với các tín hiệu thần kinh mà nó gửi đi.
Các bệnh nhân thử nghiệm được phẫu thuật đặt chip vào phần não kiểm soát ý định di chuyển. Con chip do robot cài đặt, sau đó ghi lại và gửi tín hiệu não đến một ứng dụng, với mục tiêu ban đầu là “cấp cho mọi người khả năng điều khiển con trỏ hoặc bàn phím máy tính chỉ bằng suy nghĩ của họ”, Neuralink giải thích trước đó.
Khoảng một tháng sau ca phẫu thuật, ông chủ Neuralink Elon Musk cho biết ông Arbaugh có thể điều khiển chuột máy tính bằng não sau khi được cấy chip.
Người thử nghiệm - Noland Arbaugh, vẫn ca ngợi sản phẩm của Neuralink vào tháng 3 năm nay và nói rằng nó "đã thay đổi cuộc đời ông", dù thừa nhận nó không hoàn hảo và họ "đã gặp phải một số vấn đề".
Bệnh nhân được tỷ phú Elon Musk cấy chip não có thể điều khiển chuột máy tính bằng suy nghĩ
- Hàng nghìn bệnh nhân tiềm năng quan tâm tới dịch vụ cấy chip não của Elon Musk 08/11/2023 10:19
- Mỹ cấp phép cho tỷ phú Elon Musk cấy chip não cho bệnh nhân bị liệt 20/09/2023 10:17
- Công ty trí tuệ nhân tạo của Elon Musk sắp đạt định giá 18 tỷ USD 09/05/2024 04:50
- Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’ 02/05/2024 08:15
Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.