'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bitcoin được phát hành năm 2009 bởi một nhân vật bí ẩn có biệt danh Satoshi Nakamoto. Đồng tiền ảo này có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào.
Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với loại tiền tệ điển hình: không có một ngân hàng trung ương nào quản lý và nó chỉ dựa trên mạng ngang hàng thuộc Internet. Sự cung ứng tiền là tự động, hạn chế, phân chia và có dự kiến, và chúng được cấp cho các máy chủ hoặc "Bitcoin miners" nhằm xác minh giao dịch Bitcoin và ghi chúng vào tệp lưu trữ nhật ký giao dịch cứ 10 phút một. Đăng nhập được mã hóa bởi chữ ký số ECDSA và được xác nhận bởi chuỗi các quá trình xử lý brute force các hàm băm SHA256 biến đổi một cách phức tạp bởi "bitcoin miners".
Phí giao dịch có thể áp dụng cho giao dịch mới tùy thuộc vào sự giới hạn trên các nguồn tài nguyên của mạng. Cứ 10 phút hoặc một "block" (gói) của nhật ký giao dịch được gán cho một lượng tiền cung ứng. Số tiền cho mỗi gói phụ thuộc vào thời gian hoạt động của mạng lưới. Hiện tại, 12,5 bitcoin được cấp phát cứ mỗi 10 phút và tiếp tục giảm một nửa cho 4 năm tiếp sau cho đến khi có 21 triệu bitcoin lưu hành trên thị trường trực tuyến vào năm 2140.
Người dùng lưu trữ Bitcoin thông qua ví Bitcoin, là một địa chỉ dài khoảng 27-34 chữ số, dùng để nhận và gửi nó. Không ai biết địa chỉ này gắn với cá nhân nào, tạo nên tính bảo mật đặc trưng của đồng tiền ảo này. Mỗi người có thể tạo nên vô số địa chỉ mà không cần trùng lặp và có thể gửi nhận nhanh chóng bằng máy tính hay ứng dụng trên điện thoại.
Với những đặc tính quan trọng như ẩn danh, giao dịch không cần lệ phí, càng ngày, bitcoin càng được nhiều người tin tưởng và chấp nhận. Bitcoin có độ bảo mật cao, xuất hiện và được phân chia hoàn toàn tự động dựa trên các thuật toán và ai cũng có thể sở hữu thông qua việc giải mã các phương trình toán học và đưa ra đáp án, hay còn gọi là "đào".
Khái niệm "đào" trên thực tế là việc Bitcoin được cấp tới các máy tính để trả công cho việc chúng tham gia vào hoạt động xác minh giao dịch và ghi chúng vào một cuốn sổ cái (blockchain). Cuốn sổ này được phân tán trong mạng ngang hàng và sử dụng Bitcoin là đơn vị kế toán. Bitcoin cũng không phải là một đơn vị cụ thể, nó có thể được chia nhỏ hơn nữa tới 100 triệu đơn vị - gọi là Satoshi, được đặt tên theo người sáng lập.
"Đào mỏ" bitcoin, tức tham gia quá trình cập nhật thông tin giao dịch của bitcoin vào sổ cái và giải các bài toán đặt ra để được thưởng bitcoin. Năng lực tính toán của tất cả các máy tham gia chuyện này, nay đã gấp 100 lần 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới. Từ đó một vấn đề đặt ra là liệu tiền điện chạy máy có khi nào cao hơn tiền thu về?
Theo số liệu thống kê trên trang BlockChain.info, vào tháng 4-2013 khi mỗi bitcoin có giá chừng 100 USD, toàn bộ lượng điện tiêu thụ bởi các máy khai thác bitcoin đã lên đến 1.000 megawatt giờ/ngày, đủ điện cho 31.000 hộ gia đình ở Mỹ tiêu thụ, trị giá lên đến 150.000 USD. Nhưng đến tháng 12-2013 con số đã lên đến 105.000 megawatt giờ/ngày, tức tốn chừng 15,8 triệu USD tiền điện. Như ngày 4-12-2013 người ta "đào" được 4.800 bitcoin, như vậy mỗi đồng bitcoin tốn đến gần 3.300 USD tiền điện. So với giá bitcoin năm 2013 là 1.146 USD thì "khai thác" mỗi đồng bitcoin, dân "đào mỏ" lỗ trên 2.000 USD.
Trong khi đó, nhờ giá điện rẻ nên Hong Kong trở thành một địa điểm hấp dẫn cho hoạt động "đào" bitcoin. Một cơ sở "đào" bitcoin đã mọc lên tại tòa nhà Kwai Chung ở Hong Kong. Cơ sở này có kích cỡ bằng một container, chứa đầy các máy vi tính, hệ thống máy chủ... luôn được duy trì ở nhiệt độ 37 độ C hoặc thấp hơn.
Ban đầu, những người tham gia sử dụng máy tính thông thường để cày Bitcoin. Tuy nhiên, dần dần họ nhận ra khi sử dụng cùng lúc nhiều card đồ họa thì các giao dịch xử lý được thực hiện nhanh hơn. Ngày nay, một bộ máy tính để cày Bitcoin thường được gắn từ 4 tới 6 card đồ họa, có giá khoảng 40-50 triệu đồng. Một số bo mạch đời mới cho phép cài đặt 8 card đồ họa cùng một lúc.
Tuy nhiên, chỉ có một số dòng card như GTX 1060 hay AMD RX 570 là mang lại hiệu quả trên giá thành cao nhất, luôn được các dân cày săn lùng. Cơn sốt Bitcoin đẩy giá card đồ họa lên tới đỉnh điểm, bởi đây là linh kiện thiết yếu và cũng thường xuyên hỏng hóc, phải thay mới sau một thời gian hoạt động. Nhiều người thậm chí mua cả những dòng card đắt tiền hơn về cày, chấp nhận chi phí bị đội lên khá lớn. Bên cạnh tiền mua card đồ họa thì tiền điện và các thiết bị làm mát, thông gió cho khu vực đặt thiết bị cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng chi phí hoạt động của toàn hệ thống.
Trên thực tế, CPU hay GPU vẫn chưa phải là lựa chọn tốt nhất để đào Bitcoin. Người ta đã tạo ra một con chip riêng biệt cho công việc này, có tên gọi tắt là ASIC. Nó có tác dụng duy nhất là giải mã các hàm với hiệu quả mang lại cao hơn rất nhiều card đồ họa.
Hiện nay, các kiến thức về Bitcoin, kinh nghiệm xây dựng dàn máy, bố trí nhà xưởng, cách khắc phục lỗi xảy ra trong quá trình hoạt động... gần như đều được chia sẻ công khai trên Internet. Người dùng có tiền, chịu đầu tư thời gian công sức đều có thể tham gia sân chơi này.
Nhưng không giống thời kỳ đầu, giờ đây việc "cày" Bitcoin không phải cuộc chơi may mắn. Ai sở hữu dàn máy tính có cấu hình tốt, số lượng nhiều sẽ chiếm được khả năng đào nhiều Bitcoin hơn. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các dân "cày" cũng khiến cho tỷ lệ sinh lời giảm, và khiến những nhà đầu tư nhỏ lẻ không bù đắp được chi phí và buộc phải tạm dừng cuộc chơi, nhường đất cho các đại gia. Các "nông trường" đào Bitcoin ở các quốc gia lớn, đặc biệt là Trung Quốc, Iceland có tới hàng nghìn bộ máy tính hoạt động liên tục năm này qua năm khác, với chí phí lên tới hàng trăm nghìn USD tiền máy móc, nhà xưởng, linh kiện, điện, hệ thống làm mát. Chúng được xây dựng tại một số địa điểm nhất định trên thế giới như thế này bởi đơn giản tại đây giá điện năng rất rẻ.
Theo tính toán, Bitcoin sẽ vẫn còn đủ để đào đến năm 2040. Sau thời điểm đó, nó có thể tiếp tục được tạo ra theo hình thức hiện tại hoặc dưới dạng phiên bản mới. Giống như tiền đôi khi vẫn bị coi là một tờ giấy vụn, giá trị của tiền ảo Bitcoin dựa trên sự tin tưởng của mọi người vào nó làm công cụ thanh toán. Khi có càng nhiều người chấp nhận, giá trị của Bitcoin càng tăng lên.
Không chỉ có giới đầu tư, tội phạm rất thích bitcoin. Đó là điều nhà chức trách Mỹ phát hiện khi đóng cửa trang web Silk Road, một "siêu thị" ma túy trực tuyến hồi tháng 10-2013. Theo Reuters, điều tra cho thấy Silk Road cho phép các tay buôn ma túy hiểu biết về công nghệ rao bán "hàng trắng" và các loại hàng hóa bất hợp pháp khác qua mạng. Chúng nhận thanh toán bằng bitcoin rồi gửi ma túy cho khách hàng qua đường bưu điện. Khi đó, mới chỉ có 11,8 triệu bitcoin được lưu hành và giá của nó mới chỉ đạt 140 USD/bitcoin.
Chỉ riêng lượng ma túy và hàng hóa bất hợp pháp trên Silk Road đã có giá trị lên đến hơn 9,5 triệu bitcoin, tương đương 1,2 tỉ USD lúc đó. Tại sao giới tội phạm trên Silk Road lại chọn bitcoin làm phương tiện thanh toán? Đơn giản bởi nó giúp chúng dễ dàng che giấu thân phận đen tối. Các giao dịch bitcoin trên thực tế không hoàn toàn vô hình. Hạ tầng phần mềm phức tạp hỗ trợ loại tiền ảo này đảm bảo rằng các trao đổi liên quan đến đồng bitcoin trên mạng đều bị giám sát. Tuy nhiên chúng ta không thể biết ai đang sử dụng bitcoin và mua gì.
Trước đây, Bitcoin được xem là đồng tiền thường được sử dụng bởi các tổ chức tội phạm. Nhưng giờ đây, nhiều quốc gia và các tổ chức tài chính trên thế giới đã công nhận Bitcoin và đưa chúng vào hoạt động kinh doanh thực tiễn. Đồng tiền này thậm chí cũng lên xuống, dao động dựa trên tình hình kinh tế chính trị thế giới như khủng hoảng chiến tranh ở Triều Tiên, bầu cử tổng thống Mỹ... Dẫu vậy, một số quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Nga vẫn cấm giao dịch và có thái độ tiêu cực với đồng tiền ảo này.
Do nguy cơ bị mất cắp lớn, nhiều nhà đầu tư đã chọn cách lưu trữ ví chứa bitcoin trong máy tính cá nhân của mình. Tuy nhiên, cách này cũng không an toàn do máy tính cá nhân cũng có thể bị mã độc tấn công. Theo trang Technology Review, một trong những vụ trộm bitcoin đầu tiên xảy ra vào năm 2011. Khi đó, tin tặc đã xâm nhập máy vi tính của một nhà đầu tư có tên trên mạng là Allinvain, lấy đi 25.000 bitcoin. Lúc ấy, số tiền trên trị giá 500.000 USD và nếu ở thời điểm này thì lên đến nhiều triệu USD.
Chính vì vậy, không ít người đã chọn giải pháp được xem là an toàn nhất. Đó là giữ bitcoin trong máy vi tính hoặc ổ cứng không nối mạng Internet. Đây là cách được gọi là "trữ lạnh". Một số người sử dụng thêm phần mềm mã hóa để bảo vệ ví chứa bitcoin trong máy vi tính. "Tôi giữ phần lớn bitcoin của mình trong ổ cứng không nối mạng trong một phần mềm có tên Bitcoin Armory, nhưng việc truy cập rất bất tiện" - nhà đầu tư Kirsch cho biết. Sau một vụ mất cắp, tổng giám đốc sàn giao dịch BIPS Kris Henriksen cho biết ông tư vấn cho các nhà đầu tư không nên trữ bitcoin trong máy vi tính kết nối với Internet.
Nhưng cách "trữ lạnh" này cũng không an toàn 100%. Báo chí thế giới xôn xao với vụ nhà đầu tư James Howells người thành phố Newport ở Xứ Wales đã vô tình vứt vào bãi rác ổ cứng chứa lượng bitcoin trị giá tới 8 triệu USD. Theo trang ZNET, năm 2009 Howells mua 7.500 bitcoin với giá vỏn vẹn 6 USD. Anh cất số bitcoin này trong ổ cứng máy vi tính và quên hẳn chúng. Sau khi máy vi tính bị trục trặc, anh đã cất ổ cứng vào ngăn kéo. Hồi giữa tháng 7, sau khi dọn dẹp các thiết bị vi tính, anh đã quăng luôn chiếc ổ cứng này vào bãi rác.
Khi đó Howells không biết rằng số bitcoin trong ổ cứng của anh có giá trị 500.000 USD. Sau khi nghe tin về vụ trang web Silk Road và cơn sốt bitcoin, Howells mới nhớ ra mình có 7.500 bitcoin trong ổ cứng. Lúc này số bitcoin trong ổ cứng của anh đã có giá lên đến gần 8 triệu USD. Lập tức anh hộc tốc chạy đến bãi rác thành phố để tìm lại chiếc ổ cứng chứa đựng cả một gia tài này. Đáng buồn cho Howells là người chủ bãi rác thông báo rằng bất kỳ vật gì bị vứt đi bốn tháng trước, giờ đã nằm dưới hàng tấn rác, không thể nào tìm lại được nữa.
Giá Bitcoin hiện tăng lên mức kỷ lục, hơn 5.000 USD một bitcoin. Nó cũng kéo theo sự tăng giá của một số đồng tiền ảo khác như Linecoin, Ethereum... Tuy nhiên, chơi Bitcoin cũng có không ít rủi ro bởi giá của nó cũng thường tăng giảm liên tục. Hồi cuối tháng 5 vừa qua, khi bất ngờ giảm giá 19%, tổng giá trị Bitcoin trên toàn cầu đã bốc hơi khoảng 4 tỷ USD chỉ trong 4 ngày.
Riêng ở Việt Nam, việc kiếm lời từ Bitcoin thường là mua đi bán lại trên sàn giao dịch hoặc đầu tư mua máy móc thiết bị về cày. Nhiều người bỏ tiền nhập các lô máy tính với số lượng lớn từ nước ngoài về để phục vụ cho mục đích này.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam gần đây bắt đầu nhập lượng lớn máy tính nhằm xử lý dữ liệu tự động giải mã bitcoin (để đào bitcoin). Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan đang khá bối rối với thủ tục nhập khẩu mặt hàng này do các loại máy tính dạng này không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu nhưng bitcoin lại là đồng tiền chưa được pháp luật Việt Nam công nhận.
Bitcoin chưa được xem là hợp pháp nhưng cũng chưa có chế tài ngăn cấm. Ngân hàng Nhà nước mới chỉ đưa ra khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên đầu tư, nắm giữ và thực hiện các giao dịch liên quan đến Bitcoin cũng như các loại tiền ảo tương tự để tránh rủi ro vì không có cơ chế bảo vệ quyền lợi.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.