Năng lượng Trung Quốc: 'Tấm khiên chiến lược' trong thương chiến với Mỹ
(VNF) - Từ một nước phụ thuộc năng lượng vào nước ngoài, Trung Quốc đang trong lộ trình trở thành “quốc gia điện lực” đầu tiên trên thế giới. Sức mạnh to lớn về mặt năng lượng được xem là "tấm khiên chiến lược" của nước này trong thương chiến với Mỹ.
Khi ông Tập Cận Bình nhậm chức chủ tịch nước Trung Quốc vào năm 2012, ông nhanh chóng xác định một điểm yếu trong an ninh quốc gia.
Trung Quốc khi đó vừa vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và đang nhanh chóng trở thành đối thủ chính của Mỹ trong vai trò siêu cường hạt nhân. Tuy nhiên, đất nước tỷ dân này lại phụ thuộc rất lớn vào nước ngoài về mặt năng lượng.
Ngày nay, khi thương chiến Mỹ - Trung nổ ra, bức tranh năng lượng của Trung Quốc đã khác đi rất nhiều, theo Financial Times.

“Quốc gia điện lực” đầu tiên trên thế giới
Trung Quốc đang trên đà trở thành “quốc gia điện lực” đầu tiên trên thế giới. Tỷ trọng năng lượng từ điện ngày càng tăng và nền kinh tế được thúc đẩy mạnh mẽ bởi công nghệ sạch. Thực tế này mang lại cho Trung Quốc một “tấm khiên bảo vệ” chiến lược trước căng thẳng địa chính trị - kinh tế với Mỹ.
Không chỉ đang nhanh chóng tiến tới tự chủ về năng lượng, Trung Quốc còn nắm quyền lực to lớn đối với các thị trường tài nguyên và vật liệu làm nền tảng cho công nghệ tương lai.
“Trung Quốc đã âm thầm chuẩn bị cho điều này trong nhiều năm”, nhà nghiên cứu Andrew Gilholm cho biết.
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về cách mạng điện khí hóa và năng lượng tái tạo.
Hai lĩnh vực này cũng góp phần đáng kể vào tăng trưởng của Trung Quốc. Điều này đặc biệt được Bắc Kinh hoan nghênh trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại.

Biểu hiện rõ ràng nhất của cách mạng điện khí hóa tại Trung Quốc là sự bùng nổ xe điện. Năm 2025, doanh số xe điện trong nước - bao gồm cả xe chạy hoàn toàn bằng pin và xe hybrid tại Trung Quốc dự kiến đạt khoảng 12,5 triệu chiếc, gấp đôi so với năm 2022. Đây là lần đầu tiên doanh số xe điện vượt qua xe sử dụng động cơ đốt trong tại một thị trường ô tô lớn.
Nhìn chung, các lĩnh vực năng lượng sạch đang chiếm mức kỉ lục 10% GDP của Trung Quốc. Năng lượng sạch cũng thúc đẩy 1/4 tăng trưởng kinh tế trong năm ngoái.

Cách mạng điện khí hóa
Điện khí hóa đóng vai trò then chốt trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là quá trình ứng dụng điện năng thay cho các dạng năng lượng khác như than, dầu trong các lĩnh vực đời sống, sản xuất, giao thông và công nghiệp.
“Nếu không thực hiện một cuộc điện khí hóa quy mô lớn, tôi không thấy có cách nào khác để đạt được nền kinh tế phát thải bằng 0”, ông Lord Adair Turner, người đứng đầu Ủy ban Chuyển đổi Năng lượng cho biết.
Trung Quốc vẫn đang là nước phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, những bước tiến về điện khí hóa có thể giúp Trung Quốc giảm phát thải đáng kể.

Trụ cột trung tâm trong cuộc cách mạng điện khí hóa của Trung Quốc chính là chiến lược kéo dài hàng thập kỷ nhằm nâng cấp và mở rộng lưới điện quốc gia. Trung Quốc được dự báo sẽ chi tới 800 tỷ USD từ nay đến năm 2030 để nâng cấp toàn diện hệ thống điện.
Giá điện thấp cũng là yếu tố quan trọng đối với quá trình điện khí hóa tại Trung Quốc. Giá điện thấp làm tăng mức sử dụng điện, trong khi các quốc gia không giảm giá sẽ gặp khó khăn trong việc điện khí hóa.
Đầu tư hàng trăm tỷ USD cho năng lượng xanh, sạch
Điện khí hóa chỉ là một phần trong cuộc cách mạng năng lượng rộng lớn của Trung Quốc. Những năm qua, Bắc Kinh đã đổ hàng trăm tỷ USD vào lĩnh vực công nghệ sạch, gấp 5 lần so với Mỹ và 15 lần so với Nhật Bản.
Điều này đã kích hoạt một giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng mới đối với các công ty sản xuất tua-bin gió, pin mặt trời cũng như các doanh nghiệp phát triển năng lượng xanh. Các công ty này đang cạnh tranh để sản xuất các sản phẩm chất lượng hơn với chi phí rẻ hơn.
Trong một động thái mang tính bước ngoặt, chính phủ Trung Quốc đã quyết định rằng từ tháng 6 năm nay, các dự án năng lượng tái tạo mới sẽ phải chịu giá thị trường. Đây được coi là một bước cần thiết trong việc giảm dần lượng điện được cung cấp từ than đá và khí đốt trong những thập kỷ tới.

Mặc dù chính sách công nghiệp của Trung Quốc đang thúc đẩy an ninh năng lượng và tài nguyên, nhưng cũng dẫn đến tình trạng dư thừa công suất. Theo dữ liệu từ Wood Mackenzie, khả năng sản xuất công nghệ sạch của Trung Quốc vượt xa nhu cầu trong nước.
Chẳng hạn, việc sản xuất dư thừa pin năng lượng mặt trời đã khiến các kho hàng bị quá tải. Các tấm pin sản xuất tại Trung Quốc loại kém chất lượng thậm chí được sử dụng làm hàng rào ở châu Âu.

"Tấm khiên" năng lượng trong thương chiến với Mỹ
Theo Financial Times, Trung Quốc đã dành hàng thập kỷ để nghiên cứu và khai thác các tài nguyên quan trọng của thế giới, xây dựng cơ sở hạ tầng và và trợ cấp cho sản xuất và tiêu dùng nội địa. Ngày nay, Bắc Kinh đang nắm giữ vị thế vượt trội ở tất cả các khâu của chuỗi cung ứng, từ các khai thác mỏ đến các sản xuất tại nhà máy.
Ưu thế về năng lượng giúp Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị và kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump chủ trương tách rời mạnh mẽ khỏi chuỗi cung ứng Trung Quốc, sức mạnh về năng lượng là “tấm khiên bảo vệ” chiến lược của Trung Quốc.
"Cuộc chiến thương mại hiện nay đã thực sự làm rõ tầm quan trọng của an ninh năng lượng và điện khí hóa, vì một trong những hàng hóa được giao dịch nhiều nhất trên thế giới là nhiên liệu hóa thạch”, ông Tim Buckley, giám đốc trung tâm Climate Energy Finance chia sẻ.
Chuyên gia cho rằng thành công của Trung Quốc trong nỗ lực điện khí hóa giúp nước này xử lý các cú sốc chuỗi cung ứng và thương mại tốt hơn Mỹ. Hơn nữa, chính những mức thuế quan cao mà Mỹ áp lên Trung Quốc đã tạo động lực để Bắc Kinh thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình chuyển đổi năng lượng.
Vừa đạt thỏa thuận đình chiến, Mỹ - Trung lại ‘nổi sóng’
Xuất khẩu iPhone từ Trung Quốc sang Mỹ chạm đáy 14 năm vì căng thẳng thuế quan
(VNF) - Một báo cáo mới công bố cho thấy lượng iPhone và thiết bị di động của Apple xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 4 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011.
TT Trump cảnh báo loạt 'ông lớn’ Mỹ: Không lấy thuế quan làm cớ tăng giá
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa lên tiếng cảnh báo các “ông lớn” Mỹ như Walmart, Amazon và Mattel, yêu cầu không được viện thuế quan làm lý do để tăng giá bán hàng. Đây là động thái mới nhất trong chiến dịch của ông nhằm kiểm soát giá cả và bảo vệ người tiêu dùng giữa bối cảnh chi phí thuế quan ngày càng tăng.
Tấn công bằng cờ lê: 'Bóng ma' đe dọa các triệu phú tiền điện tử
(VNF) - Khi ngày càng nhiều “cá voi” và những người sở hữu lượng lớn tài sản số chuyển tiền sang “ví lạnh” (một phương tiện lưu trữ an toàn và hiệu quả cho các loại tiền kỹ thuật số), họ đã trở thành đích ngắm của các vụ trộm cắp, bắt cóc và cướp bóc.
Chuỗi cung ứng toàn cầu chao đảo vì Trung Quốc siết xuất khẩu đất hiếm
(VNF) - Việc chậm trễ trong cấp phép theo quy định mới của Trung Quốc đang đặt hàng loạt ngành công nghiệp chiến lược từ xe điện, máy bay chiến đấu tới công nghệ cao, vào tình trạng rủi ro cao, đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt nguy cơ gián đoạn sâu rộng.
‘Sóng ngầm’ sau thỏa thuận đình chiến Mỹ - Trung
(VNF) - Dù Mỹ và Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận đình chiến kéo dài 90 ngày nhằm tạm thời làm dịu cuộc chiến thương mại, nhưng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn tiếp tục âm ỉ và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Nhiều tiền nhưng thiếu người trông, nhà giàu săn người giữ của
(VNF) - Mô hình văn phòng gia đình (family office) đang trở nên "hot" hơn bao giờ hết khi ngày càng nhiều người giàu muốn tìm cố vấn quản lý tài sản thay họ. Tuy nhiên, ngành này đang "khát" nhân lực trầm trọng, đến năm 2034 có thể thiếu đến 100.000 nhân sự.
Điều gì chờ đợi nước Mỹ sau màn hạ xếp hạng tín nhiệm từ Moody's?
(VNF) - Moody's đã hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Mỹ một bậc từ Aaa xuống Aa1, với lý do gánh nặng ngày càng tăng trong việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách của chính phủ liên bang và chi phí gia tăng để đảo nợ hiện tại trong bối cảnh lãi suất cao.
Tom Cruise và thương vụ đầu tư dài hạn mang tên ‘Mission: Impossible’
(VNF) - Tom Cruise một lần nữa khiến thảm đỏ Croisette bùng nổ khi xuất hiện tại Liên hoan phim Cannes năm nay với buổi ra mắt phần phim mới nhất trong loạt bom tấn hành động Mission: Impossible mang tên Final Reckoning.
Tỷ phú Evangelos Marinakis: Lối sống giản dị và bài học tài chính từ chiếc iPhone 7
(VNF) - Trong bối cảnh các ông lớn công nghệ liên tục tung ra những sản phẩm mới nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng, hình ảnh ông chủ tỷ phú CLB Nottingham Forest, Evangelos Marinakis, sử dụng chiếc iPhone 7 cùng tai nghe có dây đã tạo nên làn sóng tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội. Điều đáng nói, chiếc điện thoại này đã được Apple phát hành từ năm 2016, tức gần một thập kỷ trước.
TT Trump cảnh báo Walmart không được tăng giá, yêu cầu ‘chịu thuế quan thay vì đổ lỗi'
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công khai chỉ trích Walmart trên mạng xã hội Truth Social, yêu cầu tập đoàn bán lẻ khổng lồ này "chịu thuế quan" thay vì đổ lỗi cho các mức thuế nhập khẩu do chính quyền của ông áp đặt – nguyên nhân khiến giá hàng hóa tăng cao trong thời gian qua.
R&D Thượng Hải: ‘Chiến lược’ mới của Nvidia trước lệnh cấm của Mỹ
(VNF) - Trong bối cảnh chính quyền Mỹ tiếp tục siết chặt các hạn chế đối với việc xuất khẩu chip AI cao cấp, Nvidia đã công bố kế hoạch thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Thượng Hải – bước đi mới nhất nhằm củng cố sự hiện diện của hãng tại thị trường Trung Quốc.
TT Trump tuyên bố sẵn sàng tới Trung Quốc để gặp ông Tập Cận Bình
(VNF) - Ngày 16/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẵn sàng tới Trung Quốc để hội đàm trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về chính sách đối ngoại và các vấn đề kinh tế song phương.
TT Trump đến Vùng Vịnh: Chuyến đi xa hoa và màn 'chốt deal' 2.000 tỷ USD
(VNF) - Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump đến Vùng Vịnh không phải một sự kiện ngoại giao thông thường. Chuyến thăm này đặc biệt bởi những màn tiếp đón hoành tráng, những món quà xa hoa và thương vụ kinh tế tổng trị giá 2.000 tỷ USD.
Nữ tỷ phú Elizabeth Holmes: Từ ánh hào quang đến song sắt nhà tù
(VNF) - Câu chuyện về Elizabeth Holmes đã trở thành "huyền thoại" tại Thung lũng Silicon: từ sinh viên bỏ học trở thành tỷ phú, để rồi vướng vòng lao lý và phải ngồi tù.
'Tượng đài' của giới sưu tầm: Rolex Daytona bạch kim 1999 ra mắt thị trường đấu giá
(VNF) - Một trong những chiếc đồng hồ hiếm và độc đáo nhất từng được chế tác bởi Rolex – mẫu Daytona bằng bạch kim sản xuất năm 1999 đã được đưa ra đấu giá tại Sotheby’s Geneva vào ngày 11/5, với mức định giá có thể lên tới 1,7 triệu USD.
Đưa robotaxi sang châu Âu: 'Giấc mộng' toàn cầu hóa mới của công nghệ Trung Quốc
(VNF) - Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ được chọn là điểm đến đầu tiên tại châu Âu cho robotaxi của Baidu, một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc, đánh dấu bước tiến mới trong cuộc đua toàn cầu hóa ngành giao thông thông minh.
TT Trump: Không kịp đàm phán với 150 nước, Mỹ sẽ áp thuế trong 2 - 3 tuần tới
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra viễn cảnh rằng Mỹ sẽ áp dụng mức thuế quan cao hơn đối với nhiều đối tác thương mại của mình, thay vì đạt được thỏa thuận với tất cả các nước.
EU không mặn mà khôi phục hiệp định đầu tư đình trệ với Trung Quốc
(VNF) - Liên minh châu Âu (EU) "không có ý định" khôi phục Hiệp định Toàn diện về Đầu tư (CAI) đã bị đình trệ với Trung Quốc, theo tuyên bố của một quan chức ngoại giao cấp cao của EU. Thay vào đó, EU muốn tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại trong quan hệ thương mại song phương.
Sàn Coinbase đối mặt thiệt hại 400 triệu USD vì rò rỉ dữ liệu
(VNF) - Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase được cho là đang đối mặt với vụ rò rỉ dữ liệu nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại từ 180-400 triệu USD.
Trung Quốc trên đà vượt Mỹ thành cường quốc điện hạt nhân số 1 thế giới
(VNF) - Trung Quốc vừa phê duyệt kế hoạch xây dựng 10 lò phản ứng hạt nhân mới với tổng vốn đầu tư 200 tỷ nhân dân tệ (tương đương 27,7 tỷ USD), đánh dấu bước tiến lớn trên hành trình vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia có năng lực sản xuất điện hạt nhân lớn nhất thế giới vào năm 2030.
Trung Quốc tăng tốc sản xuất hydro, dẫn đầu toàn cầu về năng lượng sạch
(VNF) - Theo số liệu mới nhất từ Cục Quản lý Năng lượng Quốc gia Trung Quốc (NEA), nước này là quốc gia sản xuất và tiêu thụ năng lượng hydro lớn nhất thế giới trong năm 2024, với các khoản đầu tư đa dạng thể hiện tính năng động của ngành và thúc đẩy quốc gia này tiến gần hơn tới các giải pháp năng lượng bền vững.
TT Trump ‘tuýt còi’, ngăn Apple mở rộng sản xuất ở Ấn Độ
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa lên tiếng chỉ trích kế hoạch của CEO Apple Tim Cook về việc mở rộng sản xuất iPhone tại Ấn Độ, cho rằng việc xây dựng nhà máy ở quốc gia Nam Á này không phục vụ lợi ích của nước Mỹ.
Thị trường ô tô Việt Nam bứt tốc quý I/2025: Tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á
(VNF) - Doanh số ô tô của Việt Nam trong quý đầu tiên của năm 2025 đã tăng mạnh 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong các thị trường ô tô ở Đông Nam Á.
Ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đang chứng kiến ‘khoảnh khắc DeepSeek’
(VNF) - Ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư sau một loạt tín hiệu cho thấy năng lực công nghệ quân sự đang vươn lên mạnh mẽ, tương tự cách DeepSeek từng làm rung chuyển lĩnh vực AI hồi đầu năm.
Xuất khẩu iPhone từ Trung Quốc sang Mỹ chạm đáy 14 năm vì căng thẳng thuế quan
(VNF) - Một báo cáo mới công bố cho thấy lượng iPhone và thiết bị di động của Apple xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 4 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011.
Ngắm các bãi tắm biển nhân tạo nghìn tỷ bên Vịnh Hạ Long
(VNF) - Các bãi biển nhân tạo tại Hạ Long đều đẹp không kém các bãi tắm tự nhiên với thảm cát trắng trải dài, sạch, đẹp, thu hút du khách cả 4 mùa quanh năm.