Cải cách thể chế bắt đầu chậm lại?

TS Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam - 20/06/2024 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Trong 2 năm trở lại đây, công cuộc cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh có dấu hiệu chậm lại. Đáng nói, sau nhiều năm nỗ lực, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn nằm ở nửa cuối của bảng xếp hạng.

Một số lĩnh vực phát sinh thủ tục không cần thiết

Cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Vì lý do này, cách đây hơn 1 thập kỷ, công tác cải cách thủ tục hành chính luôn được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ và chính quyền các cấp.

Năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP, trong đó khẳng định rõ mục tiêu đến năm 2025 sẽ cắt giảm ít nhất 20% số lượng thủ tục hành chính, đồng thời cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Dù giai đoạn từ năm 2020-2023 có rất nhiều biến cố xảy ra, song đến năm 2023, Việt Nam đã đạt được khá nhiều kết quả tích cực trong công tác cải cách thủ tục hành chính.

Tiêu biểu là việc đơn giản hóa cũng như cắt giảm hơn 2.000 quy định liên quan đến thủ tục hành chính; bên cạnh đó, các cấp từ trung ương đến địa phương đã có bộ phận một cửa, trung tâm dịch vụ hành chính công, mang lại lợi ích rất lớn cho người dân; chưa kể là công tác chuyển đổi số trong cải cách thủ tục hành chính cũng được quan tâm và đẩy mạnh trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên trong 1-2 năm gần đây, việc cải cách thể chế, cải cách môi trường kinh doanh đã bắt đầu có dấu hiệu chậm lại. Thêm vào đó, một số lĩnh vực lại phát sinh thêm những thủ tục không cần thiết gây ra nhiều bất lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trên thực tế, những ngành kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh tuy có giảm về số lượng nhưng hình thức, bản chất, nội hàm của nhiều điều kiện kinh doanh lại mở rộng, đối tượng tuân thủ lại tăng thêm, từ đó phát sinh thêm nhiều khó khăn hơn cho doanh nghiệp. Thêm nữa, những hoạt động về cải cách quản lý chuyên ngành đối với một số mặt hàng xuất nhập khẩu vẫn chưa có những chuyển biến rõ rệt, gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Việt Nam vẫn ở nửa cuối bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh

Trong thời gian qua, thông qua việc ban hành rất nhiều bộ luật, các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật đã tạo ra cải cách rất lớn đối với môi trường kinh doanh của Việt Nam. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh của người dân, giúp công tác gia nhập thị trường thuận lợi hơn rất nhiều…

So với trước đây, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp đã dễ dàng hơn rất nhiều, từ việc đăng ký mã số thuế, thực hiện thủ tục về đầu tư hay bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, điều chúng ta mong muốn nhất vẫn chưa thực sự đạt được. Việt Nam vẫn luôn được xếp ở vị trí nửa cuối của các bảng xếp hạng toàn cầu về môi trường kinh doanh môi trường đầu tư.

Cùng với đó, hiện nay, vẫn còn những quy định pháp luật “chung chung”, có thể dẫn đến sự tùy nghi trong tiến trình thực hiện thủ tục hành chính, đồng thời dẫn đến tình trạng các cán bộ công chức sẽ e ngại khi quyết định một vấn đề, đặc biệt là trong một số những lĩnh vực nhạy cảm như đất đai, bất động sản…

Điều này đòi hỏi thực sự phải có những quy định chất lượng tốt, có tính chuyên nghiệp cao, rõ ràng và dễ hiểu nói với đối với mọi đối tượng liên quan. Ngoài ra, đối với các điều kiện kinh doanh, cũng cần lưu ý rằng không nên đưa ra những điều kiện quá cao so với thực tiễn phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như năng lực, trình độ phát triển của doanh nghiệp.

Điều đó cho thấy, môi trường kinh doanh hiện tại của Việt Nam còn rất nhiều điều cần cải thiện để đáp ứng được những mong mỏi của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.

Trên thực tế có rất nhiều điều kiện kinh doanh đã bắt đầu quay trở lại hoặc là nội hàm đã được mở rộng khiến cho việc doanh nghiệp gia nhập thị trường trở nên khó khăn hơn.

Việc gia nhập thị trường không chỉ đơn thuần là đăng ký kinh doanh mà còn liên quan đến những thủ tục về đất đai, xây dựng phòng cháy chữa cháy cùng với những thủ tục khác như điều kiện kinh doanh, những điều kiện này sau khi đăng ký và thành lập doanh nghiệp mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư bắt buộc phải đối diện.

Do vậy, việc điều kiện quá phức tạp sẽ làm nản chí các nhà đầu tư, hệ quả là nhiều doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp dễ dàng lại xin rút lui khỏi thị trường. Chúng tôi cho rằng, có rất nhiều điều kiện cần phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa để môi trường kinh doanh thêm thuận lợi, không chỉ cho việc gia nhập thị trường mà còn để các doanh nghiệp có thể tham gia đầy đủ, yên tâm sản xuất kinh doanh.

Cải thiện điều kiện kinh doanh bắt đầu từ gốc

Năm nay, Chính phủ đã ban hành riêng Nghị quyết 02/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ sẽ quay trở lại ưu tiên đẩy mạnh công tác cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh thông qua công tác cải cách thủ tục hành chính.

Theo đó, việc cải cách thủ tục hành chính, cải cách môi trường kinh doanh trước tiên phải bắt nguồn từ gốc, cụ thể là cải cách những quy định về kinh doanh. Nếu cải cách được những quy định này, chất lượng các quy định pháp luật tốt, thủ tục hành chính chỉ gồm những quy định thực sự cần thiết. Từ đó, các thủ tục hành chính được đơn giản hoá, dễ hiểu, dễ thực hiện cùng với chi phí tuân thủ thấp nhất cho doanh nghiệp và người dân.

Cùng với đó, phải coi công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính là công việc phải làm hàng ngày, hàng năm và liên tục, không có điểm dừng, bởi đây là nhu cầu của cuộc sống, của nền kinh tế. Với mục tiêu trước mắt, cụ thể là trong năm nay, tôi cho rằng những hoạt động cải cách môi trường đầu tư kinh doanh nên tập trung vào việc tháo gỡ điểm nghẽn mà nền kinh tế hiện nay đang gặp phải.

Ví dụ như đầu tư tư nhân là một trong những lĩnh vực mà nền kinh tế đang gặp khó khăn, bên cạnh công tác cải cách thủ tục hành chính phải làm sao gắn với việc thúc đẩy đầu tư tư nhân, gắn với một số lĩnh vực cụ thể như đất đai, bất động sản hay khai khoáng nhằm hỗ trợ cho các công trình đầu tư công.

Bên cạnh đó, để một môi trường kinh doanh thuận lợi, thủ tục hành chính được thực hiện một cách đơn giản còn phải bàn đến yếu tố con người thực hiện. Việc thực hiện phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người và con người lại phụ thuộc vào nhận thức về tầm quan trọng của việc cải cách môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính.

Chúng ta cần đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có nhận thức tốt về điều này, cùng với đó là trình độ, kỹ năng hướng dẫn cho người dân thực hiện thủ tục hành chính, mặc dù hiện nay kỹ năng này không phải đồng đều ở tất cả các cấp, các địa phương. Ngoài ra, chúng ta cũng cần có những cán bộ có tâm, có thái độ tốt trong việc nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và cải thiện thủ tục hành chính.

Một yếu tố liên quan khác là với một nền kinh tế chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, công tác cải cách thủ tục hành chính cần phải được gắn với chuyển đổi số, sử dụng công nghệ thông tin, cung cấp và sử dụng dịch vụ công trên môi trường trực tuyến. Đồng thời, giữa các cơ quan, giữa các cấp địa phương với nhau cần có sự phối hợp chặt chẽ, đặc biệt trong các thủ tục về đất đai, xây dựng, gia nhập thị trường.

TS Nguyễn Đình Cung: 'Tiến trình cải thiện môi trường kinh doanh đang có sự đứt gãy'

TS Nguyễn Đình Cung: 'Tiến trình cải thiện môi trường kinh doanh đang có sự đứt gãy'

Diễn đàn
(VNF) - Theo TS Nguyễn Đình Cung, dịch Covid-19 thời gian qua đã phần nào làm “chùng lại” những nỗ lực cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh. Chưa kể có biện pháp chống dịch khá cực đoan đã khơi dậy một số giải pháp kiểm soát doanh nghiệp đã bị bãi bỏ từ lâu dẫn đến sự đứt gãy nhất định của quá trình và xu thế cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh.
Làm mới động lực cải cách thể chế

Làm mới động lực cải cách thể chế

Diễn đàn
(VNF) - Nhấn mạnh quan điểm nền kinh tế phục hồi chưa bền vững, cộng đồng doanh nghiệp chưa hết khó khăn, nhiều chuyên gia nhấn mạnh Việt Nam phải làm mới các động lực cải cách thể chế bởi đây là chìa khóa giúp tăng trưởng trở nên bền vững.
Gỡ một nút thắt thể chế trong thế giới biến động

Gỡ một nút thắt thể chế trong thế giới biến động

Diễn đàn
(VNF) - Nhìn lại chặng đường từ sau Đổi mới, có khi chậm, có khi nhanh nhưng nhìn chung là đất nước ta đang phát triển. Cùng với quy mô dân số gia tăng là quy mô kinh tế, hội nhập quốc tế, trình độ dân trí, mức độ phát triển văn hóa xã hội, kinh nghiệm quản trị quốc gia và hệ thống pháp luật, ý thức chính trị, mối liên kết Công dân – Tổ quốc, thảy đều đổi mới toàn diện và phát triển ở mức độ vừa phải.
Cùng chuyên mục
'Ôm' 11 vé số ế trúng độc đắc 22 tỷ, tặng luôn 1 vé cho bạn cùng nghề

'Ôm' 11 vé số ế trúng độc đắc 22 tỷ, tặng luôn 1 vé cho bạn cùng nghề

(VNF) - Do bán không hết trong ngày, người đàn ông khuyết tật này quyết định giữ lại 15 tờ vé số ế hôm đó.

Cập nhật về quan hệ đối tác độc quyền giữa Manulife Việt Nam và Techcombank

Cập nhật về quan hệ đối tác độc quyền giữa Manulife Việt Nam và Techcombank

(VNF) - Manulife Việt Nam và Techcombank công bố thông tin cập nhật về quan hệ đối tác độc quyền giữa hai bên tại Việt Nam.

Lễ chuyển giao chính thức 2 ngân hàng 0 đồng

Lễ chuyển giao chính thức 2 ngân hàng 0 đồng

(VNF) - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho hay, NHNN sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng.

Các ngân hàng dự báo tín dụng tăng 13,2%, lo ngại lợi nhuận tăng trưởng âm

Các ngân hàng dự báo tín dụng tăng 13,2%, lo ngại lợi nhuận tăng trưởng âm

(VNF) - Theo dự báo của các tổ chức tín dụng (TCTD), tăng trưởng tín dụng cả năm 2024 ước đạt 13,2% huy động vốn tăng trưởng 7,9%. Với kết quả trên, gần 16% ngân hàng lo lợi nhuận tăng trưởng âm năm 2024.

GDP quý IIII vượt lên bất ngờ, tăng trưởng quý IV lập kỷ lục 8%?

GDP quý IIII vượt lên bất ngờ, tăng trưởng quý IV lập kỷ lục 8%?

(VNF) - Trên cơ sở kết quả quý III và 9 tháng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị phấn đấu tăng trưởng quý IV khoảng 7,6 - 8%, giúp tăng trưởng cả năm đạt và vượt 7%.

Lộ diện công ty bất động sản nợ xấu ngân hàng hơn 5.700 tỷ đồng

Lộ diện công ty bất động sản nợ xấu ngân hàng hơn 5.700 tỷ đồng

Tài sản đảm bảo cho khoản nợ bao gồm một dự án bất động sản nổi tiếng ở TP HCM, từng được mệnh danh là “thiên đường nhiệt đới” tại khu Nam Sài Gòn.

Khu đất 100ha ở Khánh Hòa cả Ecopark và C.E.O cùng muốn 'nhảy vào'

Khu đất 100ha ở Khánh Hòa cả Ecopark và C.E.O cùng muốn 'nhảy vào'

(VNF) - Tập đoàn Ecopark và Tập đoàn C.E.O đang đề xuất đầu tư dự án khu đô thị tại huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa). Đáng nói, dự án mà hai nhà đầu tư đề xuất nằm trên cùng một khu đất.

Bộ Công an nói gì về đề xuất lập sàn giao dịch dữ liệu?

Bộ Công an nói gì về đề xuất lập sàn giao dịch dữ liệu?

(VNF) - Lãnh đạo Bộ Công an nhấn mạnh Luật Dữ liệu bổ sung quy định về sàn giao dịch dữ liệu để góp phần thiết lập thị trường dữ liệu, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến dữ liệu

Bộ Xây dựng lý giải nguyên nhân giá bất động sản tăng đột biến

Bộ Xây dựng lý giải nguyên nhân giá bất động sản tăng đột biến

(VNF) - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng cho biết việc tăng giá bất động sản tăng cao đột biến đến từ 3 nguyên nhân chính

Kết quả thanh tra 4 hãng vàng và 2 ngân hàng: PNJ bị phạt 1,3 tỷ đồng

Kết quả thanh tra 4 hãng vàng và 2 ngân hàng: PNJ bị phạt 1,3 tỷ đồng

(VNF) - PNJ phải nộp phạt 1,34 tỷ đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Đây là kết quả sau đợt thanh tra liên ngành của Chính phủ đối với các doanh nghiệp kinh doanh vàng trên toàn quốc từ ngày 24/5 đến ngày 10/9/2024.