Gỡ một nút thắt thể chế trong thế giới biến động

LS Trần Hữu Huỳnh, nguyên Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) - 09/02/2024 09:53 (GMT+7)

(VNF) - Nhìn lại chặng đường từ sau Đổi mới, có khi chậm, có khi nhanh nhưng nhìn chung là đất nước ta đang phát triển. Cùng với quy mô dân số gia tăng là quy mô kinh tế, hội nhập quốc tế, trình độ dân trí, mức độ phát triển văn hóa xã hội, kinh nghiệm quản trị quốc gia và hệ thống pháp luật, ý thức chính trị, mối liên kết Công dân – Tổ quốc, thảy đều đổi mới toàn diện và phát triển ở mức độ vừa phải.

VNF
Ảnh minh hoạ

Thích ứng với thế giới biến đổi

Tuy nhiên, lịch sử phát triển thế giới thời gian qua cho thấy việc xóa đói giảm nghèo là việc nhiều quốc gia có thể làm được. Để đưa một quốc gia từ “đang phát triển” thành “quốc gia phát triển” là vô cùng khó khăn, chỉ có vài chục trong số hàng trăm quốc gia thành công. Cách đây gần trăm năm, trong buổi đầu của bình minh độc lập, vừa thoát vòng nô lệ, trong đói nghèo, lạc hậu, mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hướng Nhà nước dân chủ cộng hòa non trẻ đến một mục tiêu đầy thách thức và cũng rất cao cả “sánh vai với các cường quốc năm châu”.

Do đó, tự hào với những thành quả vừa qua, chúng ta không được quên rằng chừng đó là chưa đủ, chừng đó là chưa cho thấy khả năng đuổi kịp, vượt qua và bứt phá để có thể “sánh vai với các cường quốc” nhằm hiện thực hóa ước mơ của Hồ Chủ tịch. Thu nhập quốc dân dù đã tăng mấy chục lần, vẫn là một nền kinh tế nhỏ, năng suất thấp, chi phí đầu tư cao, chủ yếu dựa trên lao động giá rẻ, ưu đãi thuế phí lớn, bảo vệ môi trường thấp, hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập cả trên văn bản lẫn trong thực thi, tham nhũng hoành hành, nền hành chính cồng kềnh, sách nhiễu, nền tư pháp thiếu minh bạch, đội ngũ doanh nhân dân tộc vừa thiếu vừa yếu, doanh nghiệp ngày càng nhỏ dần, các sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao mang thương hiệu “made in Việt Nam” thưa thớt trên trên thị trường quốc tế.

Trong khi đó, bối cảnh quốc tế hiện nay đang biến đổi rất nhanh bất lợi hơn so với vài năm trước đây. Nhiều rủi ro, bất định, chia rẽ và xung đột, lôi kéo và liên kết, vai trò của các định chế quốc tế nói chung, của thương mại quốc tế nói riêng đang yếu dần, chủ nghĩa dân tộc và bảo hộ quốc gia gia tăng, cạnh tranh địa chính trị, cạnh tranh quân sự và cạnh tranh kinh tế mạnh hơn trước. Nhìn từ phía khác, các bất ổn về biến đổi khí hậu gia tăng, trái đất nóng lên, hậu quả không chỉ tác động đến kinh tế mà còn cả an ninh, an toàn, sức khỏe, đời sống nhân loại. Những đột phá khoa học và công nghệ trong thời đại 4.0, một mặt mở ra những chân trời mới cho những sản phẩm đầy tính sáng tạo, nâng cao hiệu quả toàn diện cho nhân loại, mặt khác là những thách thức lớn cho mọi quốc gia về về an ninh, an toàn, chủ quyền quốc gia, quyền cá nhân, về các giá trị đạo đức, pháp luật, về nguy cơ tụt hậu và lạc nhịp.

Việt Nam đang ở vào thế hội nhập sâu rộng, toàn diện hơn bao giờ hết, có quan hệ thương mại với gần 200 quốc gia, có 16 hiệp định thương mại FTA thế hệ mới, không chỉ là các cam kết về thương mại mà còn mở rộng ra hàng loạt lĩnh vực phi thương mại khác như lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, an toàn sức khỏe, tự do lập nghiệp đoàn…

Các thách thức về biến đổi khí hậu đặt ra các cam kết quốc tế, các yêu cầu rất cao về các tiêu chuẩn sạch, xanh, cùng với hệ thống kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ phía quốc tế và người tiêu dùng, đòi hỏi mọi ngành sản xuất phải đổi mới toàn diện. Cuộc cạnh tranh để giành chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu vừa bị đứt gãy đòi hỏi chúng ta phải đổi mới nhanh hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn, đồng bộ hơn để hy vọng được “bay cùng đàn sếu“, chuyển dần từ vị trí cuối đàn bay lên tốp trước.

Cuộc cạnh tranh địa chính trị trong thời buổi các nước lớn đang thay đổi các chính sách từ hợp tác sang cạnh tranh lập các liên minh, lôi kéo, chia rẽ đang gia tăng không thể không ảnh hưởng đến nước ta vốn ở vào một vị trí địa chính trị nhạy cảm và vị trí thương mại quan trọng giữa toàn cầu.

Trong nước, với dân số gần trăm triệu, là một trong 13 quốc gia có dân số đông nhất thế giới, trình độ dân trí cao dần, các yêu cầu về đời sống tinh thần, đòi hỏi về quyền tự do dân chủ nói riêng, quyền con người nói chung đang được gia tăng.

Cùng với sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, mạng xã hội vừa là công cụ hữu hiệu để phát huy quyền công dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho mỗi cá nhân, lại vừa đặt ra các yêu cầu về quyền riêng tư, bảo vệ các giá trị đạo đức, luật pháp. Việc này đòi hỏi cách quản trị quốc gia phải có nhiều sáng tạo, đổi mới theo cấp số nhân mà không theo lối mòn kiểu cấp số cộng cũ. Cuộc cách mạng kinh tế số, kinh tế tri thức mà thế giới đang phát triển rất mạnh mẽ đòi hỏi nước ta không được để vuột cơ hội này.

Muốn vậy, ngoài việc hoàn thiện pháp luật để tương thích với các giá trị pháp lý chung trong thương mại quốc tế, cần đề cao và bảo vệ các giá trị đạo đức chung của nhân loại, đào tạo công dân Việt Nam có những phẩm chất của “công dân toàn cầu”.

Giáo dục là “quốc sách” nhưng trong thời đại cạnh tranh gay gắt như hiện nay, không nhanh chóng hiện thực hóa được quốc sách này có nghĩa là chúng ta đang làm một việc “hạ sách”. Một điểm đáng lo ngại là nguy cơ dân số già đang dần hiện hữu, nếu không dám chạy đua với thời gian để tận dụng cho được cơ hội này trong khi bẫy thu nhập trung bình thấp đang rình rập thì khó có thể hy vọng “sánh vai các cường quốc” được. Nguyễn Du cũng đã “nhắc” khéo chúng ta “Một mình lưỡng lự canh chầy/Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh”.

Hãy cải cách từ Quốc hội

Đổi mới sâu sắc, mạnh mẽ, toàn diện đòi hỏi rất, rất nhiều việc phải làm. Trong giới hạn nhỏ hẹp của bài viết này tôi mong muốn có sự đổi mới từ cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội. Nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước, giám sát Nhà nước và giao cho Quốc hội quyền lực Nhà nước. Các sáng kiến chính sách có thể đến từ nhiều nguồn, các tổ chức chính trị, xã hội, người dân… nhưng để đánh giá, lựa chọn, biến các nguồn đó thành luật pháp, hiện thực hóa các luật đó, yêu cầu các tổ chức, cơ quan Nhà nước khác và xã hội thi hành các luật đó một cách minh bạch, công khai, hiệu quả với chi phí thấp nhất, đó là trách nhiệm của Quốc hội.

Thay mặt nhân dân để quản lý đất nước, dùng quyền lực của nhân dân để tổ chức, vận động, kiểm tra, giám sát mọi chính sách, pháp luật (nguồn làm nên sức mạnh quốc gia), Quốc hội vừa phải thể hiện được sự hiệu quả trong việc này vừa phải thể hiện được sự trung thực của “người đầy tớ” trước nhân dân.

Có ba việc trọng tâm để cải cách tổ chức, hoạt động của Quốc hội, ngõ hầu có thể giúp Quốc hội khai thác được hiệu quả cơ hội và hạn chế được các thách thức như đã nêu trên. Một là nhanh chóng chuyên nghiệp hóa tổ chức Quốc hội bao gồm chuyển Quốc hội họp theo kỳ thành Quốc hội họp thường xuyên (sẽ không có các kỳ họp bất thường như hiện nay, dù việc này đang là tốt hơn so với trước), cơ cấu số đại biểu Quốc hội với gần 2/3 hoạt động không chuyên trách nên chuyển thành 2/3 chuyên trách, tiến tới toàn bộ là chuyên trách; có như vậy Quốc hội mới có thể cùng Chính phủ giải quyết được những núi công việc khổng lồ, rất mới, rất phức tạp hiện nay. Hai là cần nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội để có những đại biểu hiểu biết thấu đáo, sâu sắc, đại diện cho trí tuệ, tình cảm, nguyện vọng của người dân.

Do đó cần cải tiến việc bầu cử hình thức, tăng tính cạnh tranh dân chủ trong bầu cử, nguyên khí quốc gia cần được có chỗ trong Quốc hội để người dân yên tâm và tin tưởng, từ đó sẽ tạo nên động lực phát triển đất nước. Ba là, Quốc hội phải tổ chức hoạt động giám sát hiệu quả toàn diện, sâu sát toàn bộ mọi hoạt động của Nhà nước trong đó có cả chính Quốc hội, cần dân chủ hóa ngay trong Quốc hội. Muốn vây, Quốc hội, ngoài đảm bảo mối liên hệ hiệu quả với tổ chức Đảng như là nơi cung cấp thông tin, ý tưởng, sáng kiến chính sách, nơi hiện thực hóa hiệu quả các nghị quyết của tổ chức này, còn cần phải gắn bó máu thịt với nhân dân, với cử tri, đặt mình dưới sự giám sát của họ, như lời Xuân Diệu viết:

"Tôi cùng xương thịt với Nhân dân của tôi

Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu

Tôi sống với cuộc đời chiến đấu

Của triệu người yêu giấu, gian lao".

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.