Cải tổ Sabeco: Tỷ phú Thái 'tung chiêu'

Thanh Long - 17/05/2019 14:15 (GMT+7)

(VNF) - Bên cạnh việc đẩy mạnh tiếp thị, quảng cáo, Sabeco sau khi về tay tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi cũng đồng loạt tiến hành các biện pháp tiết kiệm chi phí trong chuỗi cung ứng như giảm thiểu lãng phí lon nhôm và hộp giấy, tham gia mua chung nguyên liệu với ThaiBev, thay đổi cơ cấu nhà cung cấp dịch vụ vận tải...

VNF

Quý I/2019, Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) ghi nhận doanh thu thuần 9.337 tỷ đồng, tăng tới 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng doanh thu kỷ lục của Sabeco kể từ quý I/2017. Và thành quả này không phải ngẫu nhiên.

Theo báo cáo nhận định về Sabeco vừa được Công ty Chứng khoán SSI công bố mới đây, quý I/2019, Sabeco đã tăng trưởng vượt thị trường về sản lượng tiêu thụ. Các công ty lớn trong thị trường bia trong nước như Heineken và Habeco đều công bố mức tăng trưởng sản lượng tiêu thụ bia ở mức một chữ số trong quý I/2019.

SSI cho hay, sản lượng tiêu thụ của Sabeco tăng là do nỗ lực tăng cường nhận diện thương hiệu, cũng như các chiến dịch tiếp thị quảng cáo trong quý I/2019, như chiến dịch đóng gói bao bì và xây dựng thương hiệu cho dịp Tết Nguyên Đán. Thêm vào đó, Sabeco gần đây đã triển khai chương trình ưu đãi cho nhà phân phối kể từ ngày 1/1/2019. Chương trình ưu đãi hỗ trợ các nhà phân phối cấp 1 của Sabeco về mặt tài chính cũng như tạo điều kiện cải thiện chất lượng.

"Đây là dấu hiệu đầu của quá trình tái cấu trúc công ty toàn diện đem lại hiệu quả", SSI đánh giá.

Tăng trưởng doanh thu thuần của Sabeco từ quý I/2017 đến quý I/2019

Bên cạnh những động thái nhằm tăng doanh thu, Sabeco hiện cũng triển khai một loạt biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí.

Cụ thể, đến cuối quý I/2019, Sabeco đã hoàn thành thực hiện các giải pháp như: giảm việc sử dụng nguyên liệu thô về nhôm, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng lon bia; giảm trọng lượng cơ bản của hộp bằng cách giảm sử dụng giấy, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng thùng carton; tham gia mua chung malt và hops với ThaiBev để hạn chế rủi ro tăng giá và đảm bảo nguồn cung.

Điều này phần nào giúp tỷ suất lợi nhuận gộp quý I/2019 của Sabeco đạt 23,5%, chỉ thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái (24,9%) trong bối cảnh chi phí malt và hops (hai nguyên liệu đầu vào rất quan trọng) tăng tới 20% trong quý vừa qua; và cải thiện so với tỷ suất lợi nhuận gộp cả năm ngoái (22,5%).

Cùng với đó, giúp tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (SG&A) trên doanh thu giảm nhẹ xuống 9,2% (từ mức 9,9% trong quý I/2018), dù trong quý vừa qua, Sabeco đã tăng mạnh chi phí quảng cáo và khuyến mãi (tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái) nhằm thúc đẩy doanh thu và cải thiện hình ảnh thương hiệu; đồng thời tăng chi phí lương (tăng 3%).

Được biết, Sabeco gần đây đã hoàn thành dự án chuẩn hóa hệ thống lương so với 13 công ty hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong nước và thế giới và thiết kế cấu trúc trả lương theo hiệu suất kể từ tháng 1/2019 cho nhân viên tại hội sở (thay thế hệ thống lương theo cơ chế Nhà nước trước đó). Cơ cấu tiền lương mới này cho các công ty con sẽ được triển khai trong quý IV/2019 hoặc quý I/2020.

Một động thái cải tổ nữa mà Sabeco tiến hành là trong hoạt động vận tải. Trước đây, Sabeco chi có 1 nhà cung cấp vận tải là Sabecoetran (Sabeco hiện đang nắm giữ 17% cổ phần của Sabecoetran). Nhà cung cấp trước đây đã chịu trách nhiệm cho 80% nhu cầu vận chuyển của Sabeco.

Trong đợt đấu thầu vào tháng 2/2019, Sabeco đã ký hợp đồng vận chuyển với 5 nhà cung cấp khác nhau với mức giá thấp hơn và sẽ có hiệu lực từ tháng 4/2019. Theo Sabeco, chi phí vận chuyển cũng được hạch toán vào giá vốn hàng bán. Do đó, công ty hy vọng tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ cải thiện hơn nữa trong các quý tới.

Tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi chính thức thâu tóm Sabeco sau thương vụ thoái vốn nhà nước với mức giá cao chưa từng có. Cuối năm 2017, Vietnam Beverage đã mua hơn 343,6 triệu cổ phiếu SAB của Sabeco (tương ứng 53,6% vốn) với mức giá 320.000 đồng/cổ phiếu. Vietnam Beverage, thành lập năm 2017, đóng vai trò là công ty nội địa trung gian giúp ThaiBev của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi thâu tóm Sabeco.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Quyết thu hồi khu đất 3 mặt tiền hơn 11.000m2 ở TP.HCM

Quyết thu hồi khu đất 3 mặt tiền hơn 11.000m2 ở TP.HCM

(VNF) - Bộ Tài nguyên Môi trường vừa ban hành quyết định số 818/QĐ-BTNMT về việc giải quyết khiếu nại lần 2 của Công ty cổ phần G Sài Gòn tại khu đất số 419 Lê Hồng Phong có diện tích hơn 11.000 m2, toạ lạc trên 3 mặt tiền đường Vĩnh Viễn - Lê Hồng Phong - Trần Nhân Tôn, Quận 10, TP. HCM.

Xe điện 10.000 USD của Trung Quốc sắp ‘oanh tạc’ châu Âu

Xe điện 10.000 USD của Trung Quốc sắp ‘oanh tạc’ châu Âu

(VNF) - Khi một số người lái xe ở Mỹ mong muốn có những lựa chọn xe điện giá cả phải chăng hơn thì Mỹ lại phải đứng nhìn phần còn lại của thế giới được tiếp cận với một số xe điện rẻ nhất trên thị trường.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.

Với Proptech, giá bất động sản sẽ 'bớt ảo'

Với Proptech, giá bất động sản sẽ 'bớt ảo'

(VNF) - Với gần 70 triệu người dùng internet (khoảng 70% dân số), Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ xu hướng Proptech (công nghệ bất động sản) trong thị trường bất động sản. Nhờ Proptech, giá bất động sản sẽ “bớt ảo”, minh bạch hơn và có cơ sở để các nhà phát triển bất động sản đưa ra các sản phẩm phù hợp nhu cầu người mua hơn.

ĐBQH: Chính phủ phải sớm có giải pháp xử lý chênh lệch giá vàng

ĐBQH: Chính phủ phải sớm có giải pháp xử lý chênh lệch giá vàng

(VNF) - Bàn về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu cho rằng, không thể không nhắc đến những biến động bất thường của thị trường vàng hiện nay. Để hạ nhiệt, kéo giảm chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế, một số đại biểu đề nghị Chính phủ cần sớm có thêm giải pháp điều hành, cân nhắc đến việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng.

Công ty Thịnh Phát: Nhà thầu nghìn tỷ, bị bêu tên nợ BHXH

Công ty Thịnh Phát: Nhà thầu nghìn tỷ, bị bêu tên nợ BHXH

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư Thịnh Phát vừa bị Bảo hiểm Xã hội TP Hà Nội "bêu" tên vì có số tiền chậm đóng sau 10 tháng hơn 2,4 tỷ đồng. Công ty Thịnh Phát được biết tới là nhà thầu có tiếng ở Hưng Yên với doanh thu lên tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng.

Thí điểm thuốc lá nung nóng: 'Tôi không đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương'

Thí điểm thuốc lá nung nóng: 'Tôi không đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương'

(VNF) - BS. Nguyễn Trọng An - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Bảo vệ Sức khỏe Môi trường, cho rằng: "Cần thiết phải cấm các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng".

Vinaconex bán vốn, rút khỏi dự án cảng nghìn tỷ ở Quảng Ninh

Vinaconex bán vốn, rút khỏi dự án cảng nghìn tỷ ở Quảng Ninh

(VNF) - Vinaconex sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ 2 triệu cổ phần đang nắm giữ tại Công ty Cảng Vạn Ninh trước ngày 20/6/2024. Lý do thoái vốn hiện không được tiết lộ.

Ưu tiên xây cảng Cần Giờ 5,5 tỷ USD, phát triển từng bước cảng Vân Phong

Ưu tiên xây cảng Cần Giờ 5,5 tỷ USD, phát triển từng bước cảng Vân Phong

(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 442/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tín hiệu đột biến, Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản mạnh nhất nhiều năm qua

Tín hiệu đột biến, Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản mạnh nhất nhiều năm qua

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho các thành viên vay gần 43.064 tỷ đồng qua kênh OMO trong phiên giao dịch 23/5. Mức vay này được xem là lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.