Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tiền gửi vào ngân hàng tăng mạnh
Dù lãi suất huy động giảm nhanh và thị trường chứng khoán sôi động trở lại nhưng tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng vẫn tăng mạnh. Trong tháng 6, tiền gửi vào ngân hàng tăng trưởng kỷ lục kể từ đầu năm với 270.000 tỷ đồng, trong đó tiền gửi từ các tổ chức chiếm tỷ trọng lớn.
Tiền gửi tiếp tục đổ vào các ngân hàng khi lãi suất giảm cho thấy triển vọng không mấy khả quan từ các kênh đầu tư khác. Điều đó khiến cho dòng tiền thông minh đi tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn và một trong các kênh được ưa chuộng đó là tiền gửi ngân hàng.
Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, người dân vẫn chọn gửi tiền vào ngân hàng bởi họ thấy không chỉ an toàn mà còn được trả tiền lãi.
>> Xem thêm: Dòng tiền bế tắc, lãi suất giảm vẫn có hàng trăm nghìn tỷ gửi vào ngân hàng
Tỷ giá có thể chạm ngưỡng 24.500 đồng
Tỷ giá có thể kiểm định lại ngưỡng 24.500 đồng/USD trước khi giảm về mức 24.200 đồng/USD vào cuối năm nay do chính sách tiền tệ nới lỏng khiến chênh lệch lãi suất giữa VND và USD ở mức cao. Đó là nhận định của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) trong báo cáo cập nhật thị trường tiền tệ mới phát hành.
Còn VNDirect cho rằng tỷ giá có thể biến động mạnh hơn trong nửa cuối năm 2023. Song tỷ giá USD/VND sẽ dao động không quá 2% so với đầu năm 2023.
Giới phân tích nhận định, đà tăng mạnh của đồng USD gần đây chỉ là ngắn hạn do yếu tố tâm lý, mùa vụ, sẽ không kéo dài đến cuối năm. Vấn đề tỷ giá bật tăng trong vài ngày gần đây không đáng lo ngại nhưng cần theo dõi kỹ từ nay đến cuối năm.
>> Xem thêm: Tỷ giá có thể thêm 1 đợt tăng mạnh, chạm ngưỡng 24.500 đồng
PG Bank họp cổ đông bất thường, đòi đổi tên ngân hàng
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) vừa có thông báo về việc triệu tập họp cổ đông bất thường vào ngày 23/10.
Phiên họp sẽ bàn về việc kiện toàn nhân sự thuộc hội đồng quản trị; Ban Kiểm soát; kế hoạch tăng vốn điều lệ; thay đổi tên thương mại và địa điểm đặt trụ sở chính; phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 cùng một số nội dung khác.
Việc triệu tập diễn ra sau khi nhiều nhân sự cấp cao của PG Bank đồng loạt có đơn từ nhiệm với lý do cá nhân hôm 24/8.
>> Xem thêm: PG Bank họp cổ đông bất thường: Ông chủ mới lộ diện, đòi đổi tên ngân hàng
Ngân hàng đầu tiên cho vay trả nợ ngân hàng khác, lãi suất chỉ 6,9%/năm
Ngay khi Thông tư 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ ngày 1/9, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thông báo chính thức triển khai chính sách cho vay để trả nợ trước hạn tại ngân hàng khác với lãi suất từ 6,9%/năm.
Theo Thông tư 06, cá nhân đã vay vốn trung và dài hạn để mua nhà, mua ô tô; doanh nghiệp vay vốn dài hạn để xây dựng dự án sẽ được vay tiền ngân hàng để trả nợ trước hạn cho ngân hàng khác.
Trước đây, tại Thông 39/2016/TT-NHNN, khách hàng chỉ được vay để trả nợ khoản vay tại tổ chức tín dụng khác đối với khoản vay phục vụ sản xuất kinh doanh, không áp dụng đối với khoản vay phục vụ nhu cầu đời sống.
>> Xem thêm: Ngân hàng đầu tiên cho vay trả nợ ngân hàng khác, lãi suất chỉ 6,9%/năm
Ngân hàng đua trả cổ tức cho cổ đông
Nhiều ngân hàng có kế hoạch trả cổ tức bằng cả tiền mặt và cổ phiếu cho cổ đông. Nhận cổ tức bằng tiền mặt là ưu tiên nhưng nếu phải nhận cổ phiếu cũng không phải hẳn là kém vui khi chứng khoán đang đi lên mạnh mẽ.
Trong năm vừa qua, giá nhiều cổ phiếu giảm mạnh. Không ít người chấp nhận nắm giữ cổ phiếu và trông chờ vào cổ tức. Nhưng nhiều ngân hàng tiếp tục gây thất vọng khi vẫn quyết không chia cổ tức tiền mặt cho dù có kết quả kinh doanh tốt. Dù thị trường chứng khoán đang có đi lên, giá cổ phiếu ngân hàng đang đi lên tích cực nhưng với hàng tỷ cổ phiếu sắp dồn ra thị trường thì các cổ đông vẫn phải gánh nỗi buồn: "cổ tức về tay, tiền tỷ bay hơi" vì cổ phiếu mất giá.
>> Xem thêm: Cổ đông ngân hàng gặp vận: Chia nhau nghìn tỷ, hàng tỷ cổ phiếu vào tài khoản
Ngân hàng chú tâm chất lượng tài sản
Cầu tín dụng thấp, cân đối vốn không tối ưu sẽ dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh… Các ngân hàng buộc phải thận trọng, tập trung giảm áp lực tài chính, chấp nhận tăng trưởng thấp.
Từ niềm vui lợi nhuận liên tục tăng trưởng với con số nghìn đến chục nghìn tỷ trong mấy năm qua, thì với cú sốc lãi suất, các ngân hàng phải quay lại với câu chuyện nền tảng đó là chất lượng và mức độ an toàn tài sản.
>> Xem thêm: Ngân hàng trước cú sốc lãi suất: Gác niềm vui lợi nhuận, chú tâm chất lượng tài sản
Tìm lời giải cho bài toán kích cầu tín dụng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tục điều chỉnh, giảm bốn lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm từ 0,5-2,0% năm. Đồng thời, NHNN đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để phấn đấu giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, dù lãi suất tuy giảm nhưng tăng trưởng tín dụng lại có xu hướng chậm hơn.
Để tăng khả năng hấp thụ vốn của người dân, doanh nghiệp, ngoài giải pháp, chính sách từ ngành ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ các bộ, ngành, địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ.
>> Xem thêm: Tìm lời giải cho bài toán kích cầu tín dụng
Có ngân hàng nợ xấu vượt 5%, nhóm nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh
Nợ xấu có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) của các nhà băng có xu hướng tăng lên. Điều này phản ánh chất lượng tài sản của ngân hàng đi xuống.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán VCBS, tỷ lệ nợ xấu nội bảng và mức trích lập dự phòng dự kiến chưa tăng đột biến trong năm 2023 nhờ chính sách hỗ trợ gia hạn trái phiếu doanh nghiệp và tái cơ cấu các khoản vay. Nhưng hoạt động xử lý nợ xấu được dự báo sẽ tiếp tục gặp khó khăn do thị trường bất động sản đóng băng và bất động sản là tài sản bảo đảm chính cho phần lớn các khoản vay.
>> Xem thêm: Có ngân hàng nợ xấu vượt 5%, nhóm nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh
Ngân hàng mua lại 6.600 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 8
Tính từ đầu tháng 8 đến ngày công bố thông tin (29/8), có 5 ngân hàng thực hiện 9 đợt mua lại trái phiếu trước hạn. Trong đó, OCB là ngân hàng mua lại trái phiếu trước hạn nhiều nhất: 3.000 tỷ đồng, chia làm 3 đợt. Các ngân hàng mua lại trái phiếu trước hạn tiếp theo là Sacombank (1.300 tỷ đồng, chia làm 2 đợt), HDBank (1.000 tỷ), MSB (1.000 tỷ), VIB (300 tỷ, chia làm 2 đợt).
Xu hướng ngân hàng mua lại trái phiếu trước hạn diễn ra liên tục nhiều tháng qua. Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect, sở dĩ ngân hàng chạy đua mua lại trái phiếu trước hạn là do đang dư thừa thanh khoản. Việc mua lại trái phiếu trước hạn sẽ giúp ngân hàng giảm dư thừa vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời cải thiện Hệ số an toàn vốn (CAR).
Lãnh đạo một ngân hàng TMCP cho hay, một lý do khiến các ngân hàng chạy đua mua lại trái phiếu trước hạn là để cơ cấu lại kỳ hạn trái phiếu và cơ cấu lại lãi suất. Theo đó, không loại trừ việc ngân hàng mua lại trái phiếu kỳ hạn dưới 5 năm để lấy dư địa phát hành trái phiếu mới kỳ hạn trên 5 năm (đủ điều kiện tính vào vốn cấp 2).
>> Xem thêm: Ngân hàng mua lại 6.600 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 8
Gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng mới giải ngân được gần 1,5%
NHNN cho hay, đến cuối tháng 6/2023, doanh số hỗ trợ lãi suất đạt khoảng 140.000 tỷ đồng, dư nợ hỗ trợ lãi suất đạt hơn 56.000 tỷ đồng cho gần 2.100 khách hàng, số tiền đã hỗ trợ cho khách hàng lũy kế từ đầu chương trình đạt khoảng 590 tỷ đồng. Như vậy, gói 40.000 tỷ đồng mới giải ngân được gần 1,5%.
Nhiều nguyên nhân khiến gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng giải ngân chậm. Các doanh nghiệp chia sẻ, điều kiện vay chặt chẽ, rủi ro thanh kiểm tra cao là nguyên nhân khiến doanh nghiệp khó tiếp cận gói hỗ trợ này.
>> Xem thêm: Gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng mới giải ngân được gần 1,5%
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.