Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021, trong đó ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.693 tỷ đồng, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước.
Nhờ tốc độ tăng của giá vốn chậm hơn, VHC có lãi gộp 639 tỷ đồng, tăng hơn 165% so với quý IV/2020, đồng thời cải thiện biên lợi nhuận gộp từ 12% lên 24%.
Trong quý, doanh thu tài chính của VHC giảm nhẹ còn 67 tỷ đồng, tuy nhiên các chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm khá mạnh. Thành quả là lợi nhuận sau thuế ba tháng cuối năm 2021 đạt trên 460 tỷ đồng, tăng trưởng 175% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy kết thúc năm 2021, nhà xuất khẩu thủy sản này báo cáo doanh thu đạt hơn 9.050 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.110 tỷ đồng, lần lượt tăng 30% và 54% so với năm 2020, vượt 5% và vượt 59% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm.
Tính đến hết năm vừa qua, tổng tài sản của VHC đứng ở mức 8.730 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2020. Hàng tồn kho chiếm 1.790 tỷ đồng, tăng gần 20%.
Nợ phải trả tăng tương đối mạnh, hơn 40% so với cùng kỳ, đạt gần 2.852 tỷ đồng. Tổng nợ vay chiếm gần 1.900 tỷ đồng, chủ yếu là vay ngắn hạn.
Nhìn lại giai đoạn hai năm trước đó (2019-2020), đây là khoảng thời gian khó khăn bao trùm đối với ngành thủy sản nói chung và VHC nói riêng. Dưới tác động của tâm lý chờ đợi kết quả kỳ soát xét thuế chống bán phá giá POR14 với cá tra, basa Việt Nam và dịch bệnh Covid-19, con đường xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU của ngành thủy sản và cá tra trở nên gian nan hơn bao giờ hết, cùng với đó giá sản phẩm cũng rơi xuống mức "đáy" mới.
Mặt khác, trong khi hiệp định EVFTA tác động tích cực đối với xuất khẩu tôm từ tháng 8/2020 (thời điểm có hiệu lực), thì đối với xuất khẩu cá tra, hiệp định lại tỏ ra khá mờ nhạt, chưa thể tạo ra yếu tố bứt phá giúp cá tra "vượt cạn" trong năm đó. Kết quả là VHC cũng như một số doanh nghiệp khác đã không duy trì được đà tăng trưởng như những năm trước, doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm nhanh chóng.
Bước sang năm 2021, ngành thủy sản và xuất khẩu cá tra đã phát đi nhiều tín hiệu hồi phục tốt với các động lực từ giá bán bình quân được cải thiện, tốc độ bao phủ vắc-xin Covid-19 ở các thị trường xuất khẩu trọng điểm triển khai nhanh chóng, giúp thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ của khách hàng.
Bên cạnh đó, tuy mức giảm thuế của hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu cá tra Việt Nam khá thấp, song đó vẫn là yếu tố giúp gia tăng vị thế cạnh tranh của cá tra nước ta trước một số đối thủ ngoại, như Indonesia. Về dài hạn, với giá bán rẻ hơn, thị phần cá tra Việt Nam tại châu Âu sẽ ngày càng rộng mở.
Tương tự hiệp định EVFTA, hiệp định UKFTA đi vào cuộc sống từ cuối năm 2020 cũng đã mang lại cơ hội xuất khẩu cá tra mới sang Anh Quốc trong năm 2021 - đây là thị trường xuất khẩu hiếm hoi đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2020.
Đồng thời, dường như việc VHC thâu tóm Xuất nhập Sa Giang (SGC) - đơn vị sản xuất bánh phồng tôm hàng đầu tại Việt Nam trong năm 2021 với thị phần ở mức 80% cũng là bước tiến để các sản phẩm phi lê cá tra của doanh nghiệp thâm nhập tốt hơn đến các kênh bán lẻ tại thị trường nước ngoài, thông qua tận dụng mạng lưới phân phối hiện hữu của Sa Giang.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.