Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng tốt. Trong quý, VHC ghi nhận doanh thu đạt 2.232 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng của giá vốn chậm hơn, giúp cho lợi nhuận gộp đạt 408 tỷ đồng, cao hơn 78% mức thực hiện quý III/2020.
Về hoạt động tài chính, doanh thu tài chính đạt 50 tỷ đồng, giảm 27%, trong khi chi phí tài chính tăng 120% lên 44,6 tỷ đồng. Tương tự, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh 70% và 52% so với cùng kỳ, lần lượt ở mức 61 tỷ đồng và 51,5 tỷ đồng.
Kết quả lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 255,4 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ. Theo lý giải của VHC, lợi nhuận tăng do giá bán tăng.
Luỹ kế 9 tháng, VHC ghi nhận doanh thu thuần 6.366 tỷ đồng, tăng 24% và lãi ròng 647 tỷ đồng, tăng 17%. Như vậy, VHC đã thực hiện được 74% chỉ tiêu doanh thu và 93% chỉ tiêu lãi sau thuế cả năm.
Nhìn chung, kết quả kinh doanh quý III của VHC khá ấn tượng, trong khi giai đoạn này hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu như dệt may, thuỷ sản bị ảnh hưởng mạnh do phải sản xuất “3 tại chỗ” nhằm phòng chống dịch Covid-19. Nhiều doanh nghiệp trong 2 lĩnh vực trên trước đó thông qua các hiệp hội cho biết rất khó khăn để duy trì hoạt động toàn công suất như bình thường, qua đó làm giảm đơn hàng xuất khẩu.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), khoảng từ tháng 8 - 9, chỉ có 30 - 40% doanh nghiệp thủy sản tại phía Nam tổ chức sản xuất, nhưng cũng chỉ huy động được 40 - 50% người lao động, nên công suất sản xuất trung bình chỉ bằng 40 - 50% so với trước đây. Sự bùng phát của Covid-19 đã làm giảm 30 - 50% đơn hàng xuất khẩu.
Tại ngày 30/9, VHC đã gia tăng gấp đôi tiền đầu tư cổ phiếu trong quý III. Cụ thể, tại thời điểm cuối quý, giá trị danh mục đầu tư là 141,2 tỷ đồng, giá trị thị trường là 132 tỷ đồng, theo đó VHC đang tạm lỗ vị thế 9,2 tỷ đồng. Danh mục đầu tư chiếm tỷ trọng lớn là CTG với giá gốc đầu tư 28,7 tỷ đồng và DXS hơn 38,35 tỷ đồng, còn lại đầu tư khác 74 tỷ đồng.
Trong đó, khoản đầu tư CTG đang tạm ghi nhận lỗ 5,42 tỷ đồng, tương ứng lỗ gần 19% và DXS lỗ 1,86 tỷ đồng, tương ứng âm 5%.
Ở thời điểm 30/6/2021, cả 2 mã cổ phiếu trên đều đã xuất hiện trong danh mục đầu tư và VHC đã mua gia tăng đối với 2 cổ phiếu này trong quý III.
Cụ thể, cuối quý III, giá gốc đầu tư vào CTG là 12,217 tỷ đồng, giá trị hợp lý tại thời điểm 30/6/2021 là 12,121 tỷ đồng, tương ứng VHC nắm khoảng 230.000 cổ phiếu với giá mua ở vùng 53.100 đồng/cổ phiếu - là mức giá sát với vùng đỉnh của CTG (54.800 đồng/cổ phiếu ngày 28/6). Đến cuối quý III, với giá thị trường CTG là 30.400 đồng/cổ phiếu, ước tính VHC nắm giữ hơn 766.000 cổ phiếu CTG.
Còn với DXS, giá gốc đầu tư ghi nhận cuối quý II là 25,6 tỷ đồng, theo đó, VHC đã tham gia mua IPO DXS với giá 32.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng sở hữu 800.000 cổ phiếu DXS. Bước sang quý III, với giá thị trường 30/9 là 28.600 đồng/cổ phiếu, ước tính VHC đã tăng nắm giữ DXS lên khoảng 1.275.000 cổ phiếu.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.