Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hiện nay, dự án The Summit Building (địa chỉ 350 đường Nguyễn Văn Linh, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng) là một trong những dự án thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới đầu tư. Nổi danh bởi vị trí đắc địa, tọa lạc tại khu "đất vàng" nằm giữa cửa ngõ sân bay Đà Nẵng, dự án The Summit Building dạo gần đây còn được biết nhiều hơn khi để xảy ra hàng loạt sai phạm trong quá trình xây dựng hạng mục chiều cao và ở các hạng mục khác như cốt nền, diện tích bãi đậu xe...
Trước đó, hồi đầu tháng 6, UBND TP. Đà Nẵng đã ra quyết định xử phạt chủ đầu tư là Công ty TNHH Summit Building 150 triệu đồng vì hành vi xây dựng dự án sai giấy phép, đồng thời yêu cầu khắc phục trong thời gian 60 ngày. Dự án The Summit Building có những vi phạm như xây dựng sai cốt (cốt nền xây dựng tầng một so với cốt vỉa hè), xây dựng sai nội dung giấy phép được cấp (chiều cao tầng một đến tầng 12 và chiều cao tum cầu thang).
Sau khi bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý sai phạm, chủ đầu tư đã đề xuất biện pháp khắc phục là điều chỉnh thiết kế chiều cao các tầng công năng khiến chiều cao tổng thể công trình đội lên 46,4 m (vượt thiết kế được duyệt 1,5 m), giảm diện tích đỗ xe mất gần 500m2... - tuy nhiên đã bị Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng bác bỏ.
Chủ đầu tư tiếp tục gửi hồ sơ xin điều chỉnh lần 2, trong đó đề xuất phương án bỏ tầng tum, đưa chiều cao công trình về đúng thiết kế được duyệt (44,9 m), nâng diện tích đậu xe... Thế nhưng Sở Xây dựng thành phố một lần nữa từ chối với lý do không đảm bảo quy chuẩn và không có cơ sở xem xét bởi công trình thực tế đã thi công tầng tum, tổng chiều cao công trình đã vượt thiết kế được duyệt.
Mặt khác, Sở Xây dựng thành phố nhận định khoảng lùi phía đường Nguyễn Văn Linh đã thi công cao hơn vỉa hè 0,5m cho nên không thể sử dụng đậu xe, bên cạnh đó, tổng diện tích đậu xe tại tầng hầm và tầng 1 tại hồ sơ thiết kế khoảng 1.450 m2, trong khi chiếu theo quy định, công trình này phải có tối thiểu 1.542,5 m2 diện tích đậu xe...
Chưa dừng lại ở đó, mới đây Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng tiếp tục bác bỏ đề xuất điều chỉnh lần thứ 3 của chủ đầu tư và cho rằng chủ đầu tư đã không tuân thủ các nội dung mà UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu khắc phục trước đó.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, ngày 18/8/2011, quận Thanh Khê đã cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu khu đất số 350 đường Nguyễn Văn Linh, phường Thạc Gián cho bà Nguyễn Thị Anh Đào (sinh năm 1958), với thời hạn sử dụng đất khi cấp là sử dụng lâu dài, mục đích là đất cơ sở sản xuất, kinh doanh. Sau đó, giấy chứng nhận được điều chỉnh thời hạn sử dụng thành 50 năm và liên tiếp được đem thế chấp tại 2 ngân hàng (đến ngày 4/8/2015 thì xóa thế chấp).
Ngày 2/2/2016, thửa đất này được chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) với giá 55 tỷ đồng. Đến ngày 12/11/2019, khu "đất vàng" tiếp tục sang tay cho Công ty TNHH Đất Kinh tuyến số một (Đất kinh tuyến số một) và cũng từ đó Công ty TNHH Summit Building chính thức "chào đời" với trọng trách thực hiện dự án cùng tên.
Được biết, "bà chủ" của Đất Kinh tuyến số một lúc này là nữ doanh nhân Huỳnh Thị Thanh Hiền (sinh năm 1977) - chủ tịch hội đồng thành viên kiêm tổng giám đốc và cũng là cổ đông lớn nhất nắm giữ 95% vốn doanh nghiệp. Số cổ phần còn lại thuộc về ông Hồ Huy (sinh năm 1994) - con trai của bà Hiền.
Bà Hiền cũng là chủ của Công ty TNHH Summit Building với tỷ lệ sở hữu 100% vốn. Tuy nhiên chỉ ít lâu sau đó, tháng 12/2019, bà Hiền đã chuyển nhượng toàn bộ vốn Công ty TNHH Summit Building cho Công ty Cổ phần DHTC Việt Nam (DHTC Việt Nam). Trong khoảng thời gian này, DHTC Việt Nam bất ngờ tăng vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng lên 280 tỷ đồng, đồng thời vai trò người đại diện pháp luật được trao từ ông Bùi Xuân Nhớ (sinh năm 1988) sang ông Nguyễn Minh Châu (sinh năm 1985).
Cùng với đó, ông Nguyễn Minh Châu cũng tiếp nhận chiếc ghế giám đốc kiêm đại diện pháp luật tại Công ty TNHH Summit Building từ bà Hiền.
Ngoài những cái tên đã đề cập phía trên, bà Hiền cũng đang nắm quyền chi phối các doanh nghiệp khác như Công ty TNHH Đầu tư New Start (vốn điều lệ 20 tỷ đồng), Công ty TNHH Đầu tư Bright Point (quy mô vốn 140 tỷ đồng) và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Huy Huỳnh (vốn điều lệ 160 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, mới đây chồng bà Hiền là ông Hồ Hơn (sinh năm 1969) đã sáp nhập thêm một doanh nghiệp vào hệ sinh thái đa ngành của gia đình là Công ty TNHH Xây dựng và Khai thác khoáng sản Tuấn Vinh (Khoáng sản Tuấn Vinh).
Đây là doanh nghiệp khá lâu đời, được thành lập từ năm 2002, hiện vốn điều lệ khá khiêm tốn ở mức 5 tỷ đồng. Mặc dù Khoáng sản Tuấn Vinh có doanh thu dao động khoảng 10 - 30 tỷ đồng trong các năm gần đây, song doanh nghiệp chưa từng có lãi, liên tục thua lỗ với con số bình quân 500 triệu đồng/năm.
Về ông Nguyễn Minh Châu, theo tìm hiểu được biết vị doanh nhân này cũng có "tiềm lực" không hề thua kém "chủ cũ" của dự án The Summit Building. Đồng hành cùng bước đường kinh doanh của ông Châu là vợ ông, bà Nguyễn Thị Minh Huệ. Ông Châu cũng có liên hệ mật thiết với bà Nguyễn Thị Thùy Dương, người vừa được bổ nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc Dân.
Trong diễn biến mới nhất, ngày 10/9 qua, ông Châu đã rời vị trí giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Summit Building, người thay thế là ông Bùi Đức Linh (sinh năm 1976).
Ở một động thái khác, trên website của mình, Vicoland Group - một doanh nghiệp tư nhân đa ngành đã đưa dự án The Summit Building vào danh sách các dự án bất động sản đang triển khai của mình, với tên gọi mới là Risemount Sky Tower - The Summit. Theo kế hoạch, tòa nhà sẽ là trụ sở mới của Vicoland Group tại khu vực miền Trung.
Như vậy, không loại trừ khả năng dự án "tai tiếng" The Summit Building đã đổi chủ.
Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Phát triển nhà Viconland (Vicoland Group) tiền thân là Công ty Cổ phần Tài chính Vincon, thành lập vào ngày 5/6/2007. Trụ sở chính hiện đặt tại Toà nhà TNR – 54A Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội. Chủ tịch HĐQT là ông Bùi Đức Long (sinh năm 1975), tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Hoàng Vĩnh Khang (1984).
Vicoland Group có vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập là ông Bùi Đức Long (nắm giữ 96,67% vốn điều lệ), ông Nguyễn Kiều Anh (nắm giữ 2,33% vốn điều lệ) và ông Nguyễn Hữu Hiến (nắm giữ 1% vốn điều lệ). Đến tháng 1/2019, Vicoland Group có quy mô vốn điều lệ đạt 1.200 tỷ đồng.
Theo giới thiệu, Vicoland Group hiện đang là chủ đầu tư nhiều dự án tại Đà Nẵng và Quảng Nam như Risemount Suite Vương Thừa Vũ, Risemount Resort Danang, Risemount Apartment Da Nang, Risemount Thuận Tình Hội An, Risemount Hà My - Hội An, Movenpick Resort Lăng Cô, X2 Hội An Resort & Residence...
Trong số những dự án này, dự án X2 Hội An Resort & Residence được Vicoland Group mua lại cuối năm 2020 sau đó đặt tên mới là Cross Hội An đang vào danh sách thanh tra.
Trước đó, kết luận tại cuộc họp giao ban với các Phó chủ tịch ngày 21/6, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường thanh tra việc quản lý, sử dụng đất dự án Phát triển và kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn và biệt thự ven sông tại khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc của Công ty Cổ phần Mỹ Việt (tên thương mại là X2 Hội An Resort & Residence).
Sở Tài nguyên và Môi trường cũng được giao phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xử lý các thủ tục tiếp theo theo quy định.
Một dự án khác của Vicoland Group cũng từng vướng tai tiếng môi trường, chậm tiến độ như Risemount Premier Resort Danang, Risemount Suite Vương Thừa Vũ...
Vicoland Group cũng lấn sân sang lĩnh vực tài chính với thương hiệu "cầm đồ" T99 - đối thủ được cho là cạnh tranh trực tiếp với F88. Chính thức ra mắt vào tháng 1/2021, T99 tham vọng trở thành hệ thống "cầm đồ" số 1 với các tiêu chí như nhân văn, văn minh, thân thiện.
Về kết quả kinh doanh, trong giai đoạn 5 năm vừa qua, tình hình làm ăn của Vicoland Group (công ty mẹ) biến động khá mạnh. Doanh thu thuần của Vicoland Group ghi nhận lần lượt là 36,5 tỷ đồng, 140,4 tỷ đồng, 56 tỷ đồng, 38,3 tỷ đồng và 31,5 tỷ đồng (giai đoạn 2016 - 2020).
Diễn biến cùng chiều với nguồn thu, lợi nhuận sau thuế của Vicoland đang cho thấy xu hướng sụt giảm nhanh chóng sau khi leo đỉnh vào năm 2017 (8,7 tỷ đồng). Đến cuối năm 2020, doanh nghiệp lỗ nặng nhất với 16,7 tỷ đồng.
Nợ phải trả của Vicoland luôn duy trì ở mức khá cao. Cuối năm 2020, nợ phải trả ghi nhận trên 1.780 tỷ đồng, chiếm 59% tổng nguồn vốn. Do nhiều năm thua lỗ, lợi nhuận tích lũy đã bị "đánh bay", dẫn đến lỗ lũy kế gần 1 tỷ đồng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.