Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
"Nếu chúng ta quan sát nền kinh tế toàn cầu, chúng ta có thể thấy EU đang thất thế. Khá rõ ràng để thấy đâu là bên đang hưởng lợi từ việc kinh tế châu Âu suy thoái. Vị thế và sức cạnh tranh của kinh tế Mỹ đã được cải thiện rõ rệt trong thời gian qua", Ngoại trưởng Hungary Szijjarto trả lời phỏng vấn trên truyền hình Hungary hôm 25/11.
Theo ông Szijjarto, luật giảm lạm phát của Mỹ, các lệnh hạn chế bán xe điện châu Âu vào thị trường Mỹ và thuế quan áp lên mặt hàng nhôm dường như bị xem là vi phạm các quy tắc quản lý thương mại toàn cầu.
Do đó, người đứng đầu ngành ngoại giao Hungary cho rằng EU nên có các biện pháp đáp trả để hỗ trợ nền kinh tế và các công ty quốc gia ở châu Âu.
Phương tây dường như đang mất dần sự đoàn kết khi nhiều nước châu Âu gần đây liên tục lên tiếng chỉ trích Mỹ làm lệch cán cân thương mại và đe dọa phá hủy nền công nghiệp châu Âu. Họ cáo buộc Mỹ hưởng lợi từ giá khí đốt cao, tăng sản lượng bán vũ khí và thương mại trong khi các nước EU chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế.
“Nếu quan sát một các tỉnh táo, thực tế Mỹ đang thu lợi nhiều nhất từ cuộc xung đột Ukraine vì họ đang bán nhiều khí đốt hơn và với giá cao hơn, đồng thời bán nhiều vũ khí hơn”, tạp chí Politico dẫn lời một quan chức cấp cao EU cho hay.
Bên cạnh đó, tác động từ xung đột Ukraine đang đẩy các nền kinh tế châu Âu vào suy thoái với lạm phát phi mã và việc thiếu hụt năng lượng cũng là vấn đề nhức nhối khi mùa đông đang đến gần.
EU thời gian gần đây đã tăng cường nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ. Tuy nhiên giá mà họ phải trả cao hơn gấp 4 lần so với giá bán tại Mỹ. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng năng lượng cũng đang buộc các công ty châu Âu phải chuyển địa điểm sang Mỹ, nơi nguồn cung năng lượng dồi dào và có giá rẻ hơn.
Theo số liệu do chính phủ Mỹ công bố vào đầu tháng 10/2022, xuất khẩu khí thiên nhiên của nước này đã tăng vọt trong tháng 8 và phần lớn có điểm đến là châu Âu.
Ngoài ra, việc viện trợ quân sự cho Ukraine khiến kho vũ khí của quân đội các nước châu Âu suy giảm đã thúc đẩy các đơn đặt hàng đối với thiết bị quân sự do Mỹ sản xuất ngày càng gia tăng, nhờ đó dòng tiền chảy vào ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ đang dồi dào hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, theo nhận định của Trưởng ban Kinh tế thuộc Tạp chí L'Express (Pháp) Beatrice Mathieu, việc sản lượng ngũ cốc của Ukraine sụt giảm cũng tạo điều kiện cho các nhà sản xuất Mỹ bắt đầu xuất khẩu mặt hàng này sang châu Âu.
Trong cuộc phỏng vấn với Politico mới đây, Cao ủy EU phụ trách đối ngoại Josep Borrell kêu gọi Mỹ phản ứng trước những lo ngại của châu Âu, đồng thời nói rằng “những người bạn Mỹ” đã đưa ra quyết định gây tác động kinh tế lên châu Âu.
Xem thêm >> Ukraine kêu gọi châu Âu áp trần giá dầu Nga 30 USD/thùng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.