Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hơn 30 năm qua, Nga đóng vai trò tương đối nhỏ trong nền kinh tế toàn cầu, chỉ chiếm 1,7% GDP của thế giới. Tuy vâỵ, đây là nước xuất khẩu năng lượng rất lớn. Hầu hết các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đều phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ và khí đốt nhập từ Nga.
Trong những năm gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xây dựng kho dự trữ ngoại hối, giảm nợ quốc gia. Thậm chí cấm nhập khẩu pho mát và thực phẩm khác từ châu Âu. Tuy vậy, ông Putin không thể bỏ qua hệ thống tài chính hiện đại và khổng lồ được kiểm soát phần lớn bởi các chính phủ và những ông chủ ngân hàng bên ngoài nước Nga.
Khi Tổng Thống Putin ra lệnh thực hiện “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine, lập tức liên minh các chính phủ phương Tây đã huy động sức mạnh tài chính khổng lồ của họ vào cuộc.
Các biện pháp trừng phạt được đưa ra làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu năng lượng thiết yếu, đặc biệt là châu Âu - khu vực phải dựa vào nguồn năng lượng Nga.
Từ chối một nguồn cung quan trọng, sự gia tăng giá năng lượng từ những lệnh trừng phạt là tất yếu. Điều này càng làm gia tăng lo lắng về sự gián đoạn dòng chảy của dầu và khí đốt, nguồn năng lượng quan trọng của các nước giàu.
Lo lắng về tình trạng thiếu hụt cũng đẩy giá một số loại ngũ cốc và kim loại lên cao, điều này sẽ làm cho chi phí của người tiêu dùng và doanh nghiệp bị đẩy lên.
Hiện nay, Nga và Ukraine cũng là những nước xuất khẩu lớn lúa mì và ngô, cũng như các kim loại thiết yếu như Palladium, nhôm và niken, được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, từ điện thoại di động đến ôtô.
Sự bất ổn của một khu vực nằm bên Biển Đen, nơi có nhiều tuyến đường hàng hải, hàng không đi qua khiến chi phí bảo hiểm tăng chóng mặt. Bởi thế, giá cước vận chuyển hàng hải và hàng không tăng vọt.
Hơn nửa năm qua cho thấy, giá cước vận tải biển có lúc tăng gấp đôi hoặc gấp ba lên 30.000 USD/container từ mức 10.000 USD/container.
Chi phí vận tải hàng không còn tăng cao hơn khi Nga đã đóng cửa không phận của mình đối với 36 quốc gia. Điều đó có nghĩa là các máy bay vận tải sẽ phải chuyển hướng sang các tuyến đường vòng, khiến họ tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn và có thể khuyến khích họ giảm kích thước tải trọng.
Lạm phát vốn đã là một mối lo ngại cho mọi nền kinh tế. Ở Mỹ, lạm phát đang ở mức cao nhất kể từ những năm 1980. Dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 13/7 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 9,1% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 11/1981.
Mặc dù CPI tăng đột biến chủ yếu do giá năng lượng và thực phẩm - vốn là những vấn đề toàn cầu, nhưng giá cả nhiều hàng hóa và dịch vụ nội địa cũng tăng, từ nhà ở cho đến ôtô, quần áo và cả thực phẩm…
Không ít các ngân hàng ở châu Âu bị ảnh hưởng bởi mất quyền tiếp cận với hệ thống tài chính Nga và các công ty sân sau của nước này.
Hàng nghìn người đang chạy trốn khỏi Ukraine chuyển sang các nước láng giềng như Ba Lan, Moldova và Romania và cả Mỹ. Điều này có thể làm tăng thêm chi phí xã hội của các nước tiếp nhận.
Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ vốn đang gặp khó khăn cũng bị ảnh hưởng không nhỏ khi cuộc chiến kéo dài. Oxford Economics hạ dự báo tăng trưởng hàng năm của Thổ Nhĩ Kỳ 0,4% xuống 2,1% do giá năng lượng tăng, thị trường tài chính gián đoạn và du lịch giảm. Năm 2021, 19% du khách đến từ Nga và 8,3% đến từ Ukraine.
Lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ đã ở mức cao nhất trong hai thập niên, từ chỗ gần 50%, trong suốt cuộc chiến ở Ukraine, lạm phát ở nước này liên tục leo thang, vào cuối tháng 9/2022 đã lên tới 80,21%.
Với Việt Nam, mỗi năm những resort ven biển miền Trung vẫn thường đón hơn nửa triệu khách Nga trong kỳ nghỉ mùa đông. Lượng khách này đóng vai trò rất quan trọng trong việc lấp đầy phòng các resort cao cấp, nhưng năm nay, nguồn khách Nga gần như vắng hẳn.
Tại Mỹ, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, Cecilia Rouse, cho biết tác động lớn nhất đến nền kinh tế Mỹ từ chiến tranh là giá khí đốt tăng.
Cuối tháng 9/2022, giá xăng ở Mỹ đã cao hơn 1 USD so với một năm trước, với mức trung bình trên toàn quốc là 3,725 USD/1 gallon.
Giá năng lượng tăng gây khó khăn cho người tiêu dùng, mặc dù tốt cho các nhà máy lọc dầu và nền kinh tế Mỹ có cả hai điều này.
Các quốc gia sản xuất dầu khác cũng sẽ tăng doanh thu. Nhiều tập đoàn dầu mỏ và khí đốt đang trên đà thua lỗ bỗng thoát hiểm, tiền bạc rủng rỉnh, có của ăn của để.
Với Iran, quốc gia đã đóng cửa nền kinh tế toàn cầu trong nhiều năm, nhu cầu dầu từ các nguồn khác có thể giúp các cuộc đàm phán dỡ bỏ các lệnh trừng phạt diễn ra suôn sẻ.
Chiến sự Nga- Ukraine cũng ảnh hưởng đến các quyết định ngân sách trong tương lai của một số quốc gia. Thủ tướng Đức, Olaf Scholz tuyên bố rằng nước Đức sẽ tăng chi tiêu quân sự lên 2% sản lượng kinh tế của nước này.
Chi tiêu quốc phòng đã giảm liên tục trong thế giới sau Thế chiến II. Giờ đây, với sự thay đổi này trong “các mảng kiến tạo địa chính trị”, các ưu tiên đang thay đổi và “các mức đó có thể sẽ tăng lên.
Ở Nga, ngân hàng trung ương và chính phủ đã thực hiện một loạt hành động, bao gồm tăng gấp đôi lãi suất chính lên 20% để tăng sức hấp dẫn của đồng rúp, cấm mọi người chuyển tiền sang tài khoản ở nước ngoài, đồng thời đóng cửa thị trường chứng khoán để kiềm chế thiệt hại và giảm giá trong cơn hoảng loạn.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD- Organization for Economic Cooperation and Development) cho biết nền kinh tế thế giới sẽ phải trả một "cái giá quá đắt" cho cuộc chiến ở Ukraine bao gồm tăng trưởng yếu hơn, lạm phát mạnh hơn và thiệt hại lâu dài có thể xảy ra đối với chuỗi cung ứng.
OECD hôm 26/9 ước tính chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine sẽ khiến GDP toàn cầu mất 2.800 tỷ USD cho đến cuối năm sau. Con số này có thể còn lớn hơn nếu mùa đông khắc nghiệt khiến châu Âu phải phân phối sử dụng năng lượng.
Tổ chức này đã giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong năm nay xuống 3% từ mức 4,5% mà họ dự đoán vào tháng 12 và tăng gấp đôi dự báo lạm phát lên gần 9% cho 38 quốc gia thành viên.
Lạm phát đang ảnh hưởng đến mức sống và làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng trên toàn cầu, và các doanh nghiệp đang trở nên kém lạc quan hơn về sản xuất trong tương lai. Điều quan trọng là, sự thiếu tự tin đang ngăn cản đầu tư, do đó có nguy cơ làm tổn thương nguồn cung trong nhiều năm tới.
Năm 2023, Kinh tế toàn cầu dự kiến tăng trưởng sẽ chậm lại còn 2,8%. Hầu hết các quốc gia đều phải điều chỉnh lại chiến lược phát triển của mình.
Xem thêm >> Nga tuyên bố sáp nhập 4 vùng Ukraine ngay ngày mai (30/9)
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.