Toàn cảnh thi công Cao tốc Hoà Liên - Túy Loan 2.100 tỷ đồng
(VNF) - Tuyến đường được xây dựng tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 80km/h; trong giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 29m
Sau khi Mỹ và các đồng minh trừng phạt Nga vào năm 2022 liên quan tới chiến sự Ukraine, Moscow đã từ bỏ đồng USD và euro trong các giao dịch quốc tế và phụ thuộc nhiều hơn vào đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Điều đó trùng hợp với việc giao thương giữa hai nước gia tăng vì Nga phần lớn bị loại khỏi các thị trường phương Tây cũng như hệ thống tài chính toàn cầu.
Dữ liệu từ ngân hàng trung ương Nga cho thấy, tính đến tháng 6, đồng nhân dân tệ chiếm 99,6% thị trường ngoại hối của Nga. Các ngân hàng thương mại Nga cũng tăng cường các khoản vay doanh nghiệp bằng đồng nhân dân tệ.
Tuy nhiên, theo Reuters, sự phụ thuộc vào đồng nhân dân tệ hiện đang phản tác dụng vì các ngân hàng hàng đầu của Nga đang cạn kiệt đồng tiền nội tệ Trung Quốc.
Ngân hàng Trung ương Nga đã bán ra 7,3 tỷ USD nhân dân tệ mỗi ngày trong tháng qua, trùng với đợt phát hành trái phiếu trị giá 15 tỷ nhân dân tệ (2,1 tỷ USD) của gã khổng lồ dầu mỏ Rosneft, cũng làm giảm thanh khoản trên thị trường.
Nhân dân tệ đã trở thành loại tiền tệ nước ngoài được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch Moscow (MOEX) sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây làm dừng hoạt động giao dịch hối đoái bằng USD và euro, với nhiều ngân hàng phát triển các sản phẩm bằng nhân dân tệ cho khách hàng của họ.
Thanh khoản nhân dân tệ chủ yếu được cung cấp bởi ngân hàng trung ương thông qua các giao dịch bán hàng ngày và hoán đổi nhân dân tệ một ngày, cũng như thông qua việc bán ngoại tệ của các công ty xuất khẩu.
Trong khi đó, các ngân hàng Trung Quốc tại Nga đang tránh giao dịch tiền tệ vì sợ lệnh trừng phạt thứ cấp của phương Tây.
Vào đầu tháng 9, các ngân hàng đã huy động được số tiền kỷ lục 35 tỷ nhân dân tệ từ ngân hàng trung ương thông qua các hợp đồng hoán đổi một ngày.
Tình trạng thiếu hụt nhân dân tệ nghiêm trọng cũng diễn ra sau nhiều tháng chậm trễ trong việc thanh toán giao dịch với Nga của các ngân hàng Trung Quốc, vốn ngày càng cảnh giác sau khi Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp. Những vấn đề này lên đến đỉnh điểm vào tháng 8 khi hàng tỷ nhân dân tệ bị kẹt trong tình trạng bấp bênh.
Ngân hàng Trung ương Nga mới đây đã kêu gọi các ngân hàng hạn chế các khoản vay doanh nghiệp được tính bằng nhân dân tệ. Nga và Trung Quốc đã thảo luận về một hệ thống chung cho các khoản thanh toán song phương, nhưng không có đột phá nào được đưa ra.
Ngân hàng Trung ương Nga cũng cho biết trong một báo cáo rằng hoán đổi chỉ nhằm mục đích ổn định thị trường tiền tệ trong nước trong ngắn hạn và không phải là nguồn tài trợ dài hạn. Nhưng thay vì chỉ đơn giản là lấp đầy các vai trò mà USD và euro đã làm, các khoản vay bằng nhân dân tệ đã mở rộng.
"Sự gia tăng trong hoạt động cho vay bằng nhân dân tệ một phần là do thay thế các khoản vay bằng các loại tiền tệ 'độc hại', nhưng 41% mức tăng là do các khoản vay bằng tiền tệ mới", Ngân hàng Trung ương Nga cho biết.
Ngân hàng Trung ương cũng công bố một cuộc khảo sát cho thấy 1/4 các nhà xuất khẩu của Nga gặp rắc rối với các đối tác nước ngoài, bao gồm cả các khoản thanh toán bị chặn hoặc trả lại ngay cả khi giao dịch ở các quốc gia được cho là thân thiện. Và khoảng một nửa số nhà xuất khẩu cho biết các vấn đề trở nên tồi tệ hơn trong quý II vừa qua so với quý trước.
Nền kinh tế Nga nói chung đã được hỗ trợ bởi chi tiêu thời chiến của chính phủ cũng như xuất khẩu dầu sang Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng sự kết hợp giữa các nhà máy gia tăng công suất và tình trạng thiếu lao động do huy động quân sự đã khiến lạm phát tăng mạnh.
Các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quốc tế Yale đã cảnh báo rằng dữ liệu GDP có vẻ mạnh mẽ che giấu những vấn đề nghiêm trọng hơn trong nền kinh tế Nga.
“Nói một cách đơn giản, chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ưu tiên sản xuất quân sự hơn mọi thứ khác trong nền kinh tế, với chi phí đáng kể”, họ viết.
“Trong khi ngành công nghiệp quốc phòng mở rộng, người tiêu dùng Nga ngày càng gánh nặng nợ nần, có khả năng tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra. Việc tập trung quá mức vào chi tiêu quân sự đang lấn át các khoản đầu tư hiệu quả vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế, kìm hãm triển vọng tăng trưởng dài hạn và đổi mới sáng tạo”, các chuyên gia nhấn mạnh thêm.
(VNF) - Tuyến đường được xây dựng tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 80km/h; trong giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 29m