Ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Coteccons, vừa có đơn từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT Vinamilk. Ông tham gia ban lãnh đạo Vinamilk từ tháng 4/2017.
Theo văn bản do Tổng giám đốc Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk ký ngày 17/9, Vinamilk nhận được đơn từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT của ông Nguyễn Bá Dương hôm nay. Ông Dương muốn rời ban lãnh đạo Vinnamilk do "sức khỏe cá nhân nên không thể sắp xếp đủ thời gian để hoàn thành tốt công việc".
Ông Nguyễn Bá Dương sinh năm 1959, nguyên quán ở Nam Định là nhà sáng lập và hiện giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons. Ông được bầu làm thành viên HĐQT Vinamilk vào tháng 4/2017.
Sau khi ông Nguyễn Bá Dương từ nhiệm, HĐQT Vinamilk còn lại 9 nhân sự với Chủ tịch là bà Lê Thị Băng Tâm. Trước đó, vào đại hội cổ đông thường niên 2020 tổ chức tháng 6, Vinamilk vừa bổ sung 1 thành viên HĐQT là bà Nguyễn Thị Thắm.
Ông Dương rút khỏi ban lãnh đạo Vinamilk sau khi doanh nghiệp xây dựng lớn nhất Việt Nam do doanh nhân này sáng lập trải qua biến động.
Trước đại hội cổ đông, nhóm cổ đông ngoại của Coteccons dẫn đầu bởi Kusto thông báo muốn Chủ tịch Nguyễn Bá Dương và CEO Nguyễn Sỹ Công từ nhiệm với lý do xung đột lợi ích giữa Coteccons và Ricons. Cụ thể, ông Dương và ông Công tham gia ban lãnh đạo Ricons khiến Kusto cho rằng công ty này không chỉ là nhà thầu phụ mà còn là đối thủ cạnh tranh của Coteccons.
Lùm xùm này sau đó được dàn xếp khi ông Trần Sỹ Công và một lãnh đạo người Việt khác chấp nhận rút khỏi HĐQT Coteccons. Hai vị trí này được thay thế bởi nhân sự người nước ngoài đại diện các cổ đông ngoại. Tại đại hội cổ đông thường niên cuối tháng 6, Chủ tịch Nguyễn Bá Dương khẳng định mâu thuẫn đã ở lại quá khứ và Coteccons sẵn sàng tiến về phía trước.
Sau đó, ông Công từ nhiệm chức Tổng giám đốc và không còn giữ chức vụ nào tại Coteccons. Kế tiếp, Phó tổng giám đốc Trần Quang Quân và Kế toán trưởng Vũ Thị Hồng Hạnh lần lượt rời Coteccons. Ba thành viên của Ban thư ký HĐQT Coteccons cũng từ nhiệm.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone