Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
'Cần làm rõ tính hấp dẫn của dự án'
Trình bày báo cáo thẩm tra tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết Thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí sự cần thiết đầu tư dự án với những lý do đã nêu tại Tờ trình số 112, nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Tuy nhiên, ông Vũ Hồng Thanh cho biết có ý kiến đề nghị cần đánh giá kỹ về khả năng bố trí nguồn lực, đánh giá tác động của việc triển khai cùng lúc nhiều dự án hạ tầng đối với khả năng giải ngân, hấp thụ vốn, sự cân đối và hiệu quả trong phân bổ nguồn lực, năng lực quản lý, khả năng gây ra tình trạng khan hiếm và tăng giá nguyên vật liệu, để bảo đảm hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị bổ sung đánh giá tác động của dự án đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để làm rõ hơn sự cần thiết, cấp thiết của dự án... cũng như sự phù hợp của dự án với các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch có liên quan.
Về quy mô đầu tư, Thường trực Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí với quy mô đầu tư của dự án, tuy nhiên một số ý kiến đề nghị cân nhắc mở rộng đầu tư đoạn kết nối 2km của dự án theo quy mô 4 làn xe để bảo đảm kết nối đồng bộ với đường cao tốc TP. HCM - Chơn Thành đang triển khai đầu tư, phát huy hiệu quả đầu tư (giảm thiểu chi phí trong quá trình nâng cấp, mở rộng sau này).
Về phương thức đầu tư, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết có ý kiến đề nghị làm rõ hơn tính hấp dẫn của dự án đối với các nhà đầu tư khi các chỉ số về hiệu quả tài chính của dự án là không cao.
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ dự án có ý nghĩa quan trọng. Trước đây dự án được các đại biểu Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội đề xuất.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định sự cần thiết và bày tỏ ủng hộ về mặt chủ trương đầu tư dự án này bởi dự án có ý nghĩa chiến lược giúp kết nối khu vực Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, tạo điều kiện phát triển cho các địa phương trong khu vực.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều mong muốn dự án được trình sớm hơn. Tuy nhiên để bảo đảm chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm các yêu cầu đề ra nên đến nay các cơ quan mới hoàn thiện hồ sơ để trình.
Theo đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các cơ quan tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm tra và các ý kiến tại phiên họp để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, bổ sung báo cáo ý kiến của Kiểm toán nhà nước để hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội.
Giải phóng mặt bằng ngay sau khi dự án được phê duyệt
Phát biểu tiếp thu, giải trình làm rõ một số nội dung được nêu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết về phạm vi, hướng tuyến của dự án, cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành theo quy hoạch dài 140km, tuy nhiên, trọng quá trình nghiên cứu, địa phương đề xuất thay đổi điểm đầu của cao tốc, làm giảm độ dài của tuyền cao tốc, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu tăng cường liên kết vùng, đáp ứng nhu cầu vận tải.
Đối với tiến độ và khả năng giải ngân, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho rằng đây là dự án lớn, có chiều dài đáng kể, nên việc thực hiện theo đúng lộ trình là tương đối khó khăn. "Có hai yếu tố ảnh hưởng lớn tới tiến độ triển khai dự án là công tác giải phóng mặt bằng và hồ sơ mỏ vật liệu thi công", ông nêu.
Về giải phóng mặt bằng, ông Thắng đề nghị, ngay sau khi Quốc hội thông qua chủ trương, các địa phương cần khẩn trương lập báo cáo nghiên cứu khả thi, trong đó chuẩn bị kỹ các điều kiện tránh tác động trong thực tiễn. "Công tác lập hồ sơ giải phóng mặt bằng cần được thực hiện song song với công tác lập thiết kế cơ sở để ngay sau khi phê duyệt dự án thì có thể triển khai ngay công tác giải phóng mặt bằng", ông Thắng nhấn mạnh.
Về hồ sơ mỏ vật liệu xây dựng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho rằng cần xác định cụ thể nguồn cung cấp vật liệu cho dự án trong báo cáo nghiên cứu khả thi, đánh giá kỹ về trữ lượng, điều kiện khai thác, bao gồm cả công tác giải phóng mặt bằng để khai thác mỏ, đặc biệt phải rà soát kỹ những vướng mắc về thủ tục khai thác mỏ để chủ động tháo gỡ, đáp ứng yêu cầu, quản lý chặt chẽ giá thành vật liệu xây dựng.
Theo tờ trình của Chính phủ, dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), có điểm đầu giao đường Hồ Chí Minh (QL.14) tại Km1915+900, thuộc địa phận huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông; điểm cuối kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa, thuộc địa phận thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Tổng chiều dài khoảng 128,8km; trong đó đoạn qua địa phận Bình Phước khoảng 101km, đoạn qua địa phận Đắk Nông khảng 27,8km; chiều dài đường cao tốc khoảng 126,8km, chiều dài đoạn tuyến kết nối từ nút giao với cao tốc TP. HCM–Chơn Thành đến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa khoảng 2km. Theo quy hoạch, dự án sẽ có quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh; giải phóng mặt bằng thực hiện một lần theo quy mô quy hoạch 6 làn xe. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng bao gồm 12.770 tỷ đồng vốn Nhà nước và 12.770 tỷ đồng vốn do nhà đầu tư huy động. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.