Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Phát biểu khai mạc phiên họp thứ 32, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết phiên thường kỳ tháng 4/2024, phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn tra trong 4 ngày làm việc để cho ý kiến với 18 nội dung và 3 nội dung cho ý kiến bằng văn bản.
Cụ thể, đối với nhóm vấn đề thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) gồm: về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; các dự án luật dự kiến trình Quốc hội thảo luận lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, theo đó có 5 dự án luật là dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên; dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Về các nhóm vấn đề giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, dự kiến Chương trình giám sát năm 2025 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; xem xét kết quả giám sát của Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”; cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023”.
Đối với nhóm vấn đề quan trọng quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Tờ trình về đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2023; Tờ trình số 112/TTr-CP ngày 28/3/2024 của Chính phủ về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Liên quan đến dự án cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành, trước đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa có phiên họp thẩm tra sơ bộ, thẩm tra tờ trình của Chính phủ về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư dự án này.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh đường cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành không chỉ đáp ứng nhu cầu vận tải cho 2 tỉnh Bình Phước, Đắk Nông mà còn đáp ứng cho toàn bộ khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đang phụ thuộc lớn vào vận tải đường bộ. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cần rà soát để bảo đảm sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cũng như các quy hoạch có liên quan khác.
Cho rằng việc đầu tư dự án theo phương thức PPP sẽ giúp tận dụng lợi thế về công nghệ, kinh nghiệm, năng lực quản lý và nguồn vốn của nhà đầu tư tư nhân, cũng như đáp ứng đòi hỏi của thực tế hiện nay, nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cần bổ sung thêm các luận cứ, số liệu… để giúp các đại biểu Quốc hội có thể yên tâm bấm nút thông qua.
Đánh giá tiến độ hoàn thành dự án được Chính phủ xác định khá ngắn, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế lưu ý Bộ Giao thông Vận tải cần vào cuộc sớm, bám sát tập huấn, đào tạo cho các ban quản lý dự án của địa phương, để nâng cao năng lực quản trị, năng lực thực hiện với các dự án quan trọng Quốc gia; chú ý triển khai công tác giải phóng mặt bằng; bố trí nguồn nguyên vật liệu cho thi công; các địa phương hỗ trợ lẫn nhau để bảo đảm tiến độ thực hiện; xác định giải pháp xử lý khi tác động đến hai dự án BOT song hành…
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng nhấn mạnh Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải sớm hoàn thiện bộ hồ sơ, các tài liệu liên quan để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 32 tới đây.
Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành dài 128,8km, được đề xuất hình thức đầu tư công kết hợp đầu tư theo phương thức PPP. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là khoảng 25.540 tỷ đồng được đầu tư bằng ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và vốn do nhà đầu tư thu xếp, trong đó vốn ngân sách nhà nước 12.770 tỷ đồng, gồm ngân sách trung ương khoảng 10.536,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 2.233,5 tỷ đồng; vốn do nhà đầu tư thu xếp khoảng 12.770 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Chính phủ đề xuất phân chia dự án thành 5 dự án thành phần (gồm 1 dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP và 4 dự án thành phần đầu tư công). Trong đó, dự án thành phần 1 sẽ đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành (bao gồm cả đoạn tuyến kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa) theo phương thức PPP, UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện. Dự án sẽ tiến hành chuẩn bị đầu tư từ năm 2023, thực hiện dự án từ năm 2024, phấn đấu hoàn thành vào năm 2026. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.