Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra ngày 22/4/2022, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), cho biết nếu loại trừ tất cả các khoản phân bổ dự phòng, trích dự thu theo đề án tái cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lợi nhuận của Sacombank lên tới 13.000 tỷ đồng trong năm 2021, ngang ngửa một số ngân hàng tư nhân lớn.
4 tháng đầu năm nay, bà Diễm cho biết Sacombank đã tăng trưởng huy động trên 7%, tăng trưởng dư nợ cho vay 6,7% (trong hạn mức 7% đang được NHNN giao). Đáng chú ý, Sacombank cũng đã thu hồi được trên 11.500 tỷ đồng tài sản có vấn đề, thực thu gần 6.500 tỷ đồng, về cơ bản đã vượt kế hoạch cả năm và sẽ trình đại hội cổ đông nâng mục tiêu xử lý tài sản có vấn đề lên 15.000 tỷ đồng.
Liên quan tới lãi dự thu, cuối năm 2021, Sacombank còn gần 6.000 tỷ đồng lãi dự thu cần được xử lý và trong quý I/2022 cũng đã trích lập gần 2.500 tỷ đồng. "Phần còn lại chắc chắn chúng tôi sẽ trích lập hết trong năm 2022, dự kiến xong trong quý III. Như vậy, chúng tôi sẽ xử lý gần như triệt để vấn đề lãi dự thu trước khi NHNN xử lý lô cổ phiếu do VAMC đại diện", bà Diễm nói.
Tổng giám đốc Sacombank cũng tiết lộ ngân hàng đã nâng tầm hợp đồng hợp tác bảo hiểm với đối tác nhưng chưa thể tiết lộ giá trị thương vụ vì lý do bảo mật. Tuy nhiên, bà Diễm gợi ý cổ đông có thể theo dõi các khoản thu bảo hiểm rất lớn trong quý I và quý II năm nay thông qua báo cáo tài chính.
Đối với vấn đề cho vay nhóm doanh nghiệp liên quan Tập đoàn FLC (chủ tịch tập đoàn này là ông Trịnh Văn Quyết đã bị bắt cuối tháng 3/2022), bà Nguyễn Đức Thạch Diễm cho biết hiện nay dư nợ của FLC và Bamboo Airways vào khoảng trên 5.000 tỷ đồng với tài sản bảo đảm là cổ phiếu và các dự án bất động sản ở Hà Nội, Quảng Ninh...
Ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank, cho hay dư nợ của Sacombank với riêng FLC là khoảng 3.200 tỷ đồng và ngân hàng đã thu hồi 2.600 tỷ đồng.
"FLC thực ra là một khoản vay rất tốt nhưng vì dư luận nên chúng tôi đã làm việc với FLC để thu hồi lại và họ cũng hợp tác. Hiện nay, chúng tôi đã thu được 2.600 tỷ đồng, còn 600 tỷ đồng còn lại sẽ hoàn trả trong vòng 1 tháng tới", ông Minh thông tin.
Thông tin về việc xử lý tài sản "khủng" là khu công nghiệp Phong Phú, Chủ tịch Sacombank kỳ vọng sẽ giải quyết dứt điểm trong năm 2022 sau khi làm việc với UBND TP. HCM về đề nghị tạm dừng đấu giá được UBND TP. HCM đưa ra trước đó.
Về vấn đề cổ tức, nhiều cổ đông mong muốn Sacombank sớm chia cổ tức sau nhiều năm "lỡ hẹn". Ông Dương Công Minh cho biết ngân hàng đang tái cơ cấu và phải tái cơ cấu thành công thì mới được NHNN cho phép chia cổ tức.
"Trong báo cáo tài chính, ngân hàng có 10.000 tỷ đồng lợi nhuận lũy kế và hơn 1.000 tỷ đồng thặng dư cổ phiếu. Hy vọng cuối năm 2022, chúng tôi xử lý dứt điểm được 32,5% cổ phiếu mà VAMC đang đại diện thì chúng ta sẽ tái cơ cấu xong. Cơm không ăn thì gạo còn đấy", ông Minh chia sẻ.
Trước đó, Tổng giám đốc Nguyễn Đức Thạch Diễm cho biết ngân hàng đã lập đề án trình NHNN phê duyệt vấn đề xử lý cổ phiếu liên quan VAMC. "NHNN phê duyệt thế nào thì chúng tôi sẽ xử lý như vậy, công khai và minh bạch", ông Diễm cho hay.
Trước đó, theo tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, Sacombank cho biết, tại thời điểm 31/12/2021, lợi nhuận hợp nhất giữ lại của ngân hàng là 9.000 tỷ đồng, tương ứng gần 50% vốn điều lệ của Sacombank, đây là số tiền có thể dùng để chia cổ tức cho cổ đông. Dù vậy, do hiện tại Sacombank đang thực hiện tái cơ cấu theo Đề án đã được Chính phủ và NHNN phê duyệt nên việc chia cổ tức cho cổ đông phải được sự phê duyệt của NHNN.
Năm 2022, Sacombank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng 10% so với năm 2021, đạt 573.500 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động đạt 512.700 tỷ đồng, tăng trưởng 10%. Dư nợ tín dụng đạt 435.000 tỷ đồng, tăng trưởng 12%. Lợi nhuận trước thuế đạt 5.280 tỷ đồng, tăng trưởng 20%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng kiểm soát dưới mức 2%.
Giai đoạn 2022-2026, ngân hàng nhấn mạnh sẽ đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng còn lại thông qua việc triển khai quyết liệt các giải pháp thu hồi nợ, kết hợp quản trị rủi ro. Dự kiến chậm nhất đến năm 2023, Sacombank sẽ hoàn tất xử lý toàn bộ các vấn đề tồn đọng thuộc Đề án, qua đó chính thức hoàn thành trước hạn đã được NHNN phê duyệt. Trên cơ sở đó, Sacombank sẽ thực hiện các thủ tục xin phép NHNN để thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng muốn thực hiện phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) trong giai đoạn 2022-2026.
Một nội dung quan trọng khác là Sacombank sẽ bầu HĐQT nhiệm kỳ mới với 7 thành viên, trong đó có 2 thành viên độc lập.
HĐQT mới dự kiến gồm: Ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Tổng giám đốc, ông Phạm Văn Phong- Phó chủ tịch thường trực HĐQT, ông Nguyễn Xuân Vũ - Thành viên HĐQT, ông Phan Đình Tuệ - Phó tổng giám đốc, bà Phạm Thu Hằng và ông Vương Công Đức. Trong đó, bà Hằng và ông Đức dự kiến là Thành viên HĐQT độc lập.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.