Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Mới đây, phần bến cảng chuyên dùng Công Thanh (dài khoảng 400m) đã bị đề xuất thu hồi. Trao đổi với VietnamFinance, ông Hà Thọ Đạt, Phó Chánh văn phòng Ban quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và Khu công nghiệp cho biết:
“Dự án xây dựng Cảng chuyên dùng Công Thanh được phê duyệt từ năm 2011 với quy mô ban đầu là 500m chiều dài cảng. Sau đó, đến tháng 7/2013, UBND tỉnh Thanh Hoá tiếp tục có công văn 5277/UBND-THKH chấp thuận chủ trương mở rộng Cảng thêm 400m nữa. Như vậy, tổng diện tích Cảng chuyên dụng Công Thanh là 900m chiều dài”.
Theo ông Hà Thọ Đạt, lý do Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn (BQL KKT) đề nghị thu hồi 400m cảng, vì đây là phần mở rộng thêm của Cảng chuyên dùng Công Thanh để phục vụ hàng hoá cho Nhà máy sản xuất phân đạm Công Thanh.
“Tuy nhiên, hiện Nhà sản xuất máy phân đạm Công Thanh đã bị đề xuất thu hồi vì thế, cảng chuyên dùng Công Thanh cũng không cần thiết phải mở rộng nữa. Do đó, để thực hiện chống lãng phí đất đai trong khu kinh tế, chúng tôi đã yêu cầu thu hồi phần 400m Cảng Công Thanh. Chính vì thế, ngày 23/12/2016, BQL KKT Nghi Sơn đã có cáo cáo số 2532/TTr-BQLKKKNS&KCN gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về vấn đề này”, ông Đạt nói.
Căn cứ vào quyết định đó, ngày 28/2/2017, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Thị Thìn đã ký văn bản 1946/UBND-THKH chấm dứt hoạt động dự án Nhà máy sản xuất phân đạm Công Thanh và phần mở rộng Cảng chuyên dùng Công Thanh do Tập đoàn Công Thanh làm chủ đầu tư.
Ông Hà Thọ Đạt cho biết thêm: "Sau khi bị thu hồi từ tháng 2/2017, BQL KKT Nghi Sơn và UBND huyện Tĩnh Gia đã nhiều lần có văn bản yêu cầu xử lý Tập đoàn Công Thanh vì xây dựng trái phép trên khu đất của Cảng chuyên dùng. Hiện tổng số tiền phạt xây dựng trái phép là 48 triệu đồng"
Có mặt thực địa tại Khu kinh tế Nghi Sơn, phóng viên VietnamFinance ghi nhận có sự đầu tư đáng kể tại khu vực Cảng chuyên dùng Công Thanh. Một khu bến cảng rộng lớn đã được kè kiên cố và xây dựng nền xi măng chiếm tới 70-80% toàn diện tích.
Về cơ bản gần như hoàn thành phần mặt bằng để chuẩn bị xây dựng 2 cầu cảng chuyên dùng dài 800m hướng ra phía biển đã lên hình hài. Vậy có phải Tập đoàn Công Thanh “không làm gì” và đang “lãng phí đất” như kết luận của BQL KKT Nghi Sơn?
Còn với lý do thu hồi 400m Cảng chuyên dùng Công Thanh vì Nhà máy sản xuất phân đạm Công Thanh bị rút giấy phép nên Tập đoàn Công Thanh không cần sử dụng phần bến cảng này.
Ông Nguyễn Công Lý cho biết: Hiện nay, tôi có 2 nhà máy là Xi măng Công Thanh và Nhiệt điện Công Thanh đang hoạt động với lượng hàng Clinker và than nhập về các cảng trong khu vực Nghi Sơn rất lớn. Mỗi năm, Tập đoàn bỏ tới trên 200 tỷ đồng để thuê lại các khu bến cảng trong Khu kinh tế Nghi Sơn.
“Như vậy, nhu cầu của Tập đoàn là có thực, vậy tại sao lại thu hẹp cảng bến của chúng tôi?”, ông Lý bức xúc nói.
Về việc có lãng phí đất hay không, ông Lý khẳng định: Ngay sau khi UBND tỉnh Thanh Hoá chấp thuận chủ trương, chúng tôi đã khẩn trương gửi báo báo yêu cầu Bộ Giao thông vận tải sớm phê duyệt chi tiết Cảng chuyên dụng Công Thanh.
Từ đó, làm căn cứ tiến hành cấp phép các thủ tục quy hoạch 1/500, các thủ tục xây dựng khác. Quá trình này đang được Bộ GTVT thẩm định triển khai, vì thế, trong khi chờ đợi, để giữ đất và thể hiện khát vọng mong muốn đầu tư, chúng tôi đã tiến hành san lấp, xây dựng, kè, tôn tạo, để hình thành lên khu cảng đẹp như hiện nay.
“Số tiền tôi đầu tư vào khu bến cảng này đã lên tới ngót 1.000 tỷ đồng, hơn thế nữa, tôi đã phải bỏ tiền riêng để mua đất của người dân xung quanh xây dựng đường vào cảng, làm đường nước. Mặt khác, BQL KKT Nghi Sơn cũng chưa giải phóng mặt bằng xong, hiện còn 2 hộ dân vẫn cản trở vì đền bù chưa thoả đáng, nên chúng tôi không thể có mặt bằng sạch để lập dự án, làm các thủ tục cấp phép xây dựng… Vậy nếu BQL KKT Nghi Sơn nói thu hồi làm sao được, tôi sẽ khởi kiện”, ông Lý chia sẻ
Trao đổi với VietnamFinance, ông Lê Anh Sơn, đội phó đội kiểm tra quy tắc xây dựng huyện Tĩnh Gia cho biết: Việc hướng dẫn giúp đỡ nhà đầu tư để thực hiện các thủ tục, tăng tính khả thi của các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn là trách nhiệm của Ban quản lý Khu kinh tế.
“Ở đây, BQL KKT Nghi Sơn cần làm việc cụ thể hơn với nhà đầu tư để hướng dẫn thủ tục hoặc tháo dỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trước khi báo cáo lên UBND tỉnh Thanh Hoá. Còn việc chưa có giấy phép xây dựng, nhưng Tập đoàn Công Thanh vẫn thực hiện thi công cảng là có phần sai”, ông Sơn nói.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Công Lý chia sẻ:“đúng là do các thủ tục hành chính còn vướng mắc, vì thế, việc Tập đoàn Công Thanh đổ bê tông khi chưa được cấp phép là có sai. Tuy nhiên, dù nhiều lần yêu cầu giúp đỡ, nhưng phía BQL KKT Nghi Sơn cũng không hướng dẫn giúp Công ty hoàn thành các thủ tục theo quy định”.
"Trên rải thảm, dưới rải đinh"?
Trao đổi với VietnamFinance, ông Nguyễn Bá Thuyền, nguyên đại biểu quốc hội tỉnh Lâm Đồng cho biết: Đối với trường hợp thu hồi Cảng chuyên dùng Công Thanh và Nhà máy sản xuất phân đạm Công Thanh tôi cho là không hợp lý.
Nhà đầu tư đã bỏ nhiều tâm huyết, kinh phí để thực hiện dự án chứ không phải “lãng phí đất” như đã báo cáo. Thứ 2, nếu thực hiện thu hồi thì mức đền bù thiệt hại trả cho nhà đầu tư thế nào, cách thức thực hiện ra sao? Vì thế, UBND tỉnh Thanh Hoá và Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn cần xem xét kỹ vấn đề này.
Mặt khác, với khát vọng trở thành trung tâm kinh tế lớn ở phía Bắc và khu vực Bắc Trung bộ, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Thanh Hóa vào tháng 5/2017, Bí thư Trịnh Văn Chiến đã hứa với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tạo môi trường tốt nhất để thu hút đầu tư. Nhưng với tình trạng “trên rải thảm, dưới rải đinh” như hiện nay, khát vọng đó khó thành hiện thực.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.