Chủ tịch Viettel: Doanh nghiệp cần 'điểm tựa' khi đầu tư ra nước ngoài

Tiểu Vy - 04/10/2024 11:39 (GMT+7)

Thiếu tướng Tào Đức Thắng chia sẻ, Viettel kinh doanh ra nước ngoài cũng có nhiều khó khăn, đặc biệt là ở những nước lớn, việc phát triển thực sự không phải dễ cho lĩnh vực công nghệ cao.

Sáng 4/10, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp mặt 200 doanh nhân tiêu biểu đại diện cho các thành phần, lĩnh vực của nền kinh tế, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Thiếu tướng Tào Đức Thắng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chia sẻ, tính từ khi khai trương mạng di động (năm 2004), 2 năm sau, tập đoàn đã đầu tư ra nước ngoài.

"Mặc dù là lĩnh vực mới, chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng chúng tôi cũng mạnh dạn đầu tư tại 2 nước là Lào và Campuchia. Từ đó rút kinh nghiệm để đầu tư ra các nước khác tại châu Phi và Mỹ La tinh", ông Thắng chia sẻ.

Ông Thắng cho biết, sau chặng đường 18 năm đầu tư, Viettel đã trở thành nhà đầu tư viễn thông lớn trên thế giới , giá trị thương hiệu theo định giá gần 9 tỷ USD, đứng thứ 17 thế giới và giá trị thương hiệu viễn thông số 1 tại Đông Nam Á.

Thiếu tướng Tào Đức Thắng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội

"Việc đầu tư ra nước ngoài đã góp phần định vị Viettel trên thương trường quốc tế. Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 13 quốc gia với 24 dự án thuộc các lĩnh vực kinh doanh viễn thông, nghiên cứu phát triển, xây lắp, bưu chính với tổng số vốn là 1,5 tỷ USD, trong đó chiếm tỉ trọng lớn là các dự án viễn thông của tập đoàn", Chủ tịch Tập đoàn Viettel nói.

Tại các nước đầu tư, Viettel luôn hướng tới mục tiêu là doanh nghiệp tiên phong dẫn dắt thị trường, trong lĩnh vực viễn thông, Viettel có 7/10 thị trường đã vươn lên số 1, có những thị trường trong vòng 6 tháng đã vươn lên số 1 như thị trường Bungaria, có những thị trường khác, chúng tôi kiên trì sau 12 năm như Mozambique.

Bên cạnh viễn thông, Viettel cũng mở rộng, đi vào chiều sâu như là đưa nền tảng số, những lĩnh vực mới để kinh doanh như thanh toán số tại châu Phi, Mozambique, những đóng góp ở đây rất lớn trong khi đầu tư rất nhỏ.

Bên cạnh hiệu quả về kinh tế, Viettel cũng xác định đầu tư ra nước ngoài gắn chặt với nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, từ đó giúp thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đối ngoại quốc phòng, lan tỏa hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu của Việt Nam ra quốc tế.

"Đây cũng là cơ hội tốt để tạo ra các cán bộ chuyên môn, có kinh nghiệm, bản lĩnh, nhiệt huyết, tự tin không chỉ cho Viettel mà cho đất nước nói chung", ông Tào Đức Thắng nói.

Chia sẻ về những thuận lợi, ông Thắng nói rằng Viettel đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao nên tận dụng được lợi thế của người đi sau. Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân công hợp lý, có khả năng thích ứng, linh hoạt, kiên trì của người Việt Nam rất lớn, đã biến khó khăn thành cơ hội.

Bên cạnh đó, tập đoàn luôn nhận được sự ủng hộ, tháo gỡ khó khăn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành liên quan.

Về thách thức, Chủ tịch Tập đoàn Viettel thừa nhận, kinh doanh ra nước ngoài cũng có nhiều khó khăn, đặc biệt là ở những nước lớn, phát triển thực sự không phải dễ cho lĩnh vực công nghệ cao bởi những tìm đến là những vùng khó khăn như ở châu Phi, Nam Mỹ, hay ở Đông Nam Á.

"Khi xin phép đầu tư, Viettel luôn khảo sát rất kỹ thị trường trước khi ra quyết định, tuy nhiên cũng không thể lường trước được những xung đột, diễn biến chính trị ở các quốc gia", ông Thắng cho hay.

Bên cạnh đó, do khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ cũng khiến cho việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn ở thị trường nước ngoài.

Nêu kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ông Tào Đức Thắng nhắc lại phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại một chương trình gần đây về những điểm tựa Việt Nam.

"Chúng tôi, khi kinh doanh ra nước ngoài rất cần điểm tựa đó, nhất là tại những nước chúng ta không có sứ quán, bảo hộ đầu tư. Cần có chiến lược hoặc nghị quyết về lĩnh vực này để doanh nghiệp tự tin đi ra nước ngoài", Thiếu tướng Tào Đức Thắng bày tỏ.

Cùng với đó, ông cũng mong muốn nâng cao vai trò ngoại giao kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài qua những chuyến công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, hay những chuyến thăm của lãnh đạo, doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam.

"Cần giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp đầu đàn, với những thế mạnh tại những vùng, khu vực cụ thể, cùng với các doanh nghiệp khác của Việt Nam tạo hệ sinh thái đầy đủ tại các nước đầu tư", ông Thắng nêu kiến nghị.

Cùng chuyên mục
Thủ tướng: ‘Không có doanh nhân giỏi 'dòng chảy' kinh tế sẽ ngưng trệ’

Thủ tướng: ‘Không có doanh nhân giỏi 'dòng chảy' kinh tế sẽ ngưng trệ’

(VNF) - Dẫn lời cố nhân “phi công bất phú, phi thương bất hoạt”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tầm quan trọng của giới doanh nhân, không có những doanh nhân giỏi “dòng chảy” kinh tế sẽ ngưng trệ và đất nước sẽ không thể thịnh vượng.

Đánh thuế BĐS thứ hai: 'Có thể khiến giá bán nhà đất tăng thêm'

Đánh thuế BĐS thứ hai: 'Có thể khiến giá bán nhà đất tăng thêm'

(VNF) - Theo bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội, đánh thuế bất động sản (BĐS) thứ hai chỉ là một trong nhiều biện pháp, không phải yếu tố duy nhất để chặn đà tăng giá nhà đất. Việc đánh thuế BĐS thứ hai có thể khiến giá bán nhà đất tăng thêm, ảnh hưởng đến tính thanh khoản và sự phục hồi của thị trường.

Loạt ‘ông lớn’ cầu xin mua thêm chip, cổ phiếu Nvidia tăng gần 150%

Loạt ‘ông lớn’ cầu xin mua thêm chip, cổ phiếu Nvidia tăng gần 150%

(VNF) - Cổ phiếu “ông trùm” ngành chip Nvidia đã tăng vọt tới 5% vào ngày 3/10 sau bình luận của CEO Jensen Huang về nhu cầu mạnh mẽ tới mức “điên rồ” đối với chip GPU Blackwell thế hệ tiếp theo. Từ đầu năm tới nay, cổ phiếu này đã tăng gần 150%.

Vòng xoay giao thông lớn nhất Việt Nam, rộng gấp 10 lần mặt sân Mỹ Đình

Vòng xoay giao thông lớn nhất Việt Nam, rộng gấp 10 lần mặt sân Mỹ Đình

Vòng xoay A1 tại thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) có diện tích xây dựng lên tới 7,1ha (rộng gấp 10 lần mặt sân Mỹ Đình), là khu phức hợp đa chức năng gồm văn hoá, thương mại dịch vụ, nhà ga trung tâm hiện đại.

Đảo Ngọc Xanh Kỳ Sơn: Doanh thu thuần bằng 0, nợ thuế lớn vẫn hút về 1.200 tỷ đồng trái phiếu

Đảo Ngọc Xanh Kỳ Sơn: Doanh thu thuần bằng 0, nợ thuế lớn vẫn hút về 1.200 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - Cty Đảo Ngọc Xanh Kỳ Sơn nợ thuế, không ghi nhận doanh thu thuần 3 năm gần nhất, lợi nhuận nhỏ bé, nhưng đã huy động thành công 1.200 tỷ trái phiếu.

Thêm 1.500 tỷ đồng đổ về chủ dự án Đồi Rồng - Hải Phòng

Thêm 1.500 tỷ đồng đổ về chủ dự án Đồi Rồng - Hải Phòng

(VNF) - Vạn Hương Investoco, chủ đầu tư dự án Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng mới huy động thêm gần 1.500 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu.

‘DN lớn cần tiên phong việc lớn, việc khó, việc mới, giải bài toán tầm cỡ quốc gia ’

‘DN lớn cần tiên phong việc lớn, việc khó, việc mới, giải bài toán tầm cỡ quốc gia ’

(VNF) - Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, đặc biết là doanh nghiệp lớn cần đi đầu, tiên phong trong những việc lớn, việc khó, việc mới, giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia để tạo lực cho phát triển kinh tế, tạo dư địa phát triển cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các lĩnh vực.

Vượt Jeff Bezos, Mark Zuckerberg trở thành tỷ phú giàu thứ 2 thế giới

Vượt Jeff Bezos, Mark Zuckerberg trở thành tỷ phú giàu thứ 2 thế giới

(VNF) - Theo Bloomberg Billionaires Index, khối tài sản của tỷ phú Mark Zuckerberg đã tăng 78 tỷ USD kể từ đầu năm tới nay, vượt lên nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos thành người giàu thứ 2 thế giới.

Gazprom tụt hạng: Từ công ty có lợi nhuận cao nhất thành thua lỗ nhất của Nga

Gazprom tụt hạng: Từ công ty có lợi nhuận cao nhất thành thua lỗ nhất của Nga

(VNF) - Hãng khí đốt quốc doanh khổng lồ Gazprom của Nga đã chịu mức lỗ ròng kỷ lục 583,1 tỷ rúp (6,1 tỷ USD) vào năm 2023 lần đầu tiên sau 25 năm và trở thành công ty thua lỗ nhiều nhất ở Nga, theo Forbes.

Thiết bị và dược phẩm Nghệ An: Bám chặt các bệnh viện, trụ vững trên 'sân nhà'

Thiết bị và dược phẩm Nghệ An: Bám chặt các bệnh viện, trụ vững trên 'sân nhà'

(VNF) - Thành lập với vốn điều lệ ở mức 3 tỷ đồng, Công ty CP Thiết bị vật tư y tế và dược phẩm Nghệ An (Thiết bị và dược phẩm Nghệ An) đã xây dựng cho mình một chỗ đứng trong lĩnh vực thuốc và vật tư ý tế.