'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Cơ sở để kỳ vọng
Sau nửa cuối năm 2023 đầy thăng trầm, “chứng sĩ Việt” bỗng được tưởng thưởng bằng quãng thời gian tươi đẹp trước và sau Tết Giáp Thìn. Chỉ số VN-Index tăng suốt 7 phiên với 3 phiên trước Tết và 4 phiên sau Tết, vượt xa mốc 1.200 điểm một cách khá nhẹ nhàng dù mốc này được cho là ngưỡng tâm lý quan trọng. Nhiều nhà đầu tư “tếu táo” rằng đây là “hành động nhân văn của lái”. Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều tín hiệu cho thấy việc thị trường tăng tốt từ thời gian qua là có cơ sở.
Đầu tiên phải kể đến ảnh hưởng tích cực từ kết quả kinh doanh quý IV/2023. Theo thống kê từ Công ty Chứng khoán SSI, tổng lợi nhuận sau thuế quý vừa qua của các doanh nghiệp niêm yết tăng mạnh 35% so với cùng kỳ năm trước đó, dẫn dắt bởi ngành Ngân hàng (tăng 25%), Thực phẩm & Đồ uống (tăng 52%), Xây dựng và Xây dựng & Vật liệu (tăng 162%) và Công nghệ thông tin (tăng 31%); trong đó, lợi nhuận ngành Ngân hàng trở về gần với mức đỉnh lợi nhuận từng ghi nhận vào quý I/2022 và ngành Công nghệ thông tin tiếp tục lập đỉnh lợi nhuận mới.
Quan trọng hơn là so với quý liền trước, lợi nhuận sau thuế quý IV/2023 đã tăng 4,8%. Trước đó, giới đầu tư từng “thất vọng” sau khi kỳ vọng kết quả kinh doanh sẽ khởi sắc trong quý III/2023 nhưng bất ngờ lợi nhuận sau thuế quý III/2023 lại suy giảm 3,5% so với quý liền trước. Điều này được cho là đã dần phản ánh vào thị trường chứng khoán từ khoảng giữa tháng 9/2023 cho tới cuối tháng 10/2023, khi chỉ số VN-Index giảm mạnh từ 1.245 điểm xuống 1.028 điểm.
Cuối năm 2023 - đầu năm 2024, tình hình có phần tương tự, nhưng theo chiều ngược lại. Chỉ số VN-Index tăng từ mức khoảng 1.100 điểm vào giữa tháng 12/2023 lên 1.164 điểm vào cuối tháng 1/2024. Quán tính tăng điểm tiếp tục trong những phiên giao dịch tháng 2 đưa VN-Index vượt 1.200 điểm trong tuần đầu tiên sau Tết Giáp Thìn. Diễn biến này phần nào phản ánh kết quả kinh doanh khởi sắc trong quý IV/2023 và giới đầu tư đang kỳ vọng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết sẽ tiếp tục xu hướng cải thiện trong quý I/2024.
Song hành với kết quả kinh doanh tích cực, việc lãi suất tiền gửi ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức thấp cũng là động lực cho thị trường chứng khoán đi lên. Thực ra lãi suất tiền gửi ngân hàng trong năm 2023 vốn dĩ vẫn thấp hơn đáng kể tỷ suất sinh lời của VN-Index (thể hiện qua chỉ số E/P). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng dòng tiền đầu tư sẽ “chảy” vào thị trường chứng khoán trước khi đi vào kênh ngân hàng, bởi nếu thiếu đi sự kỳ vọng vào kết quả kinh doanh (như giai đoạn tháng 9 - 10/2023), dòng tiền vẫn ưu tiên phương án an toàn hơn - đó là gửi vào ngân hàng.
Sự kỳ vọng đã quay trở lại sau kết quả kinh doanh tích cực trong quý IV/2023. Đây sẽ là chất xúc tác quan trọng thúc đẩy dòng tiền đầu tư ưu tiên “chảy” vào thị trường chứng khoán trước khi đi vào kênh ngân hàng, từ đó đẩy thị giá cổ phiếu tăng lên.
Trong bối cảnh cơ bản như vậy, cộng thêm dư địa cho vay margin vẫn khá lớn (quy mô dư nợ margin/vốn chủ sở hữu của các công ty chứng khoán chỉ ở ngưỡng trung bình từ năm 2016 tới nay), nhà đầu tư hoàn toàn có thể “tận dụng sự kỳ vọng” của thị trường - “sự kỳ vọng” ở đây là kỳ vọng của giới đầu tư vào việc kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tiếp tục cải thiện trong quý I/2024 - để gia tăng giá trị tài sản chứng khoán.
Vẫn cần theo dõi sát
Các chuyên gia của SSI nhận định dù cho con số tăng trưởng lợi nhuận ròng ấn tượng nhưng cũng có những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi lợi nhuận của thị trường vẫn ở giai đoạn ban đầu và vẫn còn nhiều thách thức phía trước trong quá trình hồi phục.
Thứ nhất, quy mô doanh thu không tăng tương ứng. Tổng doanh thu quý IV/2023 toàn thị trường tiếp tục giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thứ hai, biên lợi nhuận gộp (nhóm ngành Phi tài chính) giảm mạnh từ 15,3% trong quý IV/2022 xuống 14% trong quý IV/2023, thấp hơn cả mức đáy thời kỳ Covid-19 là 14,3% trong quý I/2020.
Thứ ba, lợi nhuận bất thường đến từ các khoản Thu nhập khác và Thu nhập tài chính tăng mạnh, đóng góp tới 23% tổng lợi nhuận trước thuế. Các khoản thu nhập này gia tăng đáng kể so với giai đoạn trước chủ yếu nhờ thu nhập đột biến ở số ít doanh nghiệp như VIC, VHM, HNG, DHB, NVL. Nếu loại trừ các khoản đột biến này, tổng lợi nhuận quý vừa qua chỉ tăng 3% so với cùng kỳ năm 2022.
Những tín hiệu mà SSI nêu ra cho thấy nhà đầu tư vẫn chưa nên đặt kỳ vọng quá cao vào sự phục hồi, nhưng có lẽ cũng không nên bỏ lỡ cơ hội “tận dụng sự kỳ vọng”. Theo sát kỹ diễn biến thị trường cũng như kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ là kim chỉ nam để nhà đầu tư biết được “điểm dừng” của sự kỳ vọng.
Trong giai đoạn tới, chuyên gia của Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho rằng các nhóm ngành khả quan bao gồm: Ngân hàng, Cảng & vận tải biển và Tiêu dùng bán lẻ. SSI thì khuyến nghị các cơ hội đầu tư tại: Nhóm doanh nghiệp có trạng thái kinh doanh đã tạo đáy hồi phục và giá cổ phiếu hồi chậm hơn mặt bằng chung; nhóm doanh nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững ở hoạt động cốt lõi; nhóm doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ chính sách tiền tệ/tài khóa hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ luật mới đang dần hoàn thiện.
Theo SSI, rủi ro thị trường điều chỉnh có thể tới từ khả năng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước phục hồi chậm hơn kỳ vọng, khó khăn của ngành bất động sản và tác động gián tiếp lên các ngành khác, lạm phát và lãi suất cao ở Mỹ và Châu u kéo dài hơn dự kiến và căng thẳng địa chính trị leo thang.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) lưu ý đến rủi ro liên quan đến sự mạnh lên của đồng USD, biến động địa chính trị khó lường trên toàn cầu (căng thẳng leo thang tại Biển Đỏ và Trung Đông, cuộc chiến Nga -Ukraina diễn biến phức tạp…) có thể ảnh hưởng khiến thị trường diễn biến tiêu cực.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.