Chứng khoán Thành Công bất ngờ rút khỏi cuộc đua tăng vốn

Hà Lê - 19/06/2024 09:45 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh các công ty chứng khoán liên tục đua tăng vốn để có tiền cho các hoạt động cốt lõi như cho vay ký quỹ, tự doanh, Chứng khoán Thành Công đã quyết định rút lui để đảm bảo an toàn vốn cho cổ đông và công ty.

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra ngày 17/6 vừa qua, Công ty CP Chứng khoán Thành Công (HoSE: TCI) đã quyết định chấm dứt việc phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phương án phát hành cổ phiếu ESOP thông qua từ năm 2023.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chứng khoán Thành Công đã thống nhất dừng lại kế hoạch tăng vốn

Được biết, Chứng khoán Thành Công ra nghị quyết tăng vốn này từ năm 2022, đúng vào thời điểm thị trường chứng khoán ‘neo’ tại vùng đỉnh 1.500 điểm với hoạt động giao dịch và đầu tư sôi động. Tuy nhiên, sau đó, thị trường dần đi xuống và có dấu hiệu chậm phục hồi. Trước tình hình đó, HĐQT nhận thấy, nếu cổ đông bỏ thêm tiền vào cũng lỗ, không tốt cho cả cổ đông và công ty. Do đó, với phương châm “không để cổ đông mất vốn”, Chứng khoán Thành Công đã quyết định dừng việc tăng vốn.

Theo ông Nguyễn Đông Hải – Phó Chủ tịch HĐQT, đợi khi thị trường thuận lợi hơn, giá cổ phiếu tốt hơn, phương ăn này sẽ được cân nhắc thực hiện lại, sao cho tốt nhất cho cổ đông.

Cũng tại Đại hội, Chứng khoán Thành Công đã thông qua kết quả kinh doanh năm 2023 với lợi nhuận sau thuế ghi nhận 58,4 tỷ đồng, giảm 16,5% so với năm 2022 (70 tỷ đồng). Với kết quả này, công ty dự kiến chia cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 5%, tương đương phát hành 5,8 triệu cổ phiếu.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2024, Chứng khoán Thành Công đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt xấp xỉ 81 tỷ đồng, tăng 38% so với thực hiện 2023. Kế hoạch trên được đề ra dựa trên cơ sở đưa ra trên quan điểm quản trị rủi ro, làm đến đâu chắc đến đây, không làm mất vốn cổ đông.

Cuộc đua tăng vốn đầy thách thức?

Thống kê cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2024, khoảng 1/3 trong số 30 công ty chứng khoán lớn nhất thị trường đã công bố kế hoạch tăng vốn mới, với tổng quy mô khoảng 38.000 tỷ đồng và sẽ hoàn thành trong 12 tháng tới. VIS Rating đánh giá, đây là kế hoạch tăng vốn rất đáng kể, sẽ giúp tăng tổng vốn chủ sở hữu của các công ty chứng khoán thêm khoảng 20%.

Nhìn chung, kế hoạch tăng vốn chủ yếu đến từ các công ty chứng khoán trong nước quy mô lớn như Công ty CP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC, HoSE: HCM), Công ty CP Chứng khoán SSI (HoSE: SSI), Công ty CP Chứng khoán Vietcap (HoSE: VCI), Công ty CP Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND) cũng như các công ty có liên kết với ngân hàng như Chứng khoán Ngân hàng ACB (ACBS), Chứng khoán MB (HNX: MBS), Chứng khoán Tiên Phong (HoSE: ORS), Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (HNX: SHS), Chứng khoán LPBank (LPBS). Trong khi đó, các công ty chứng khoán ngoại gần như vắng bóng tại cuộc đua tăng vốn năm nay khi chỉ có một đại diện góp mặt là Chứng khoán Guotai Junan (IVS).

Tính tới thời điểm hiện tại, trong số 10 công ty huy động nguồn vốn mới để tăng trưởng kinh doanh, có 4 công ty chứng khoán đã hoàn tất việc tăng vốn, đó là là ACBS, DNSE, HSC và Kafi.

Với nguồn vốn bổ sung, các công ty có thể đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh cốt lõi là đầu tư và cho vay ký quỹ trong năm 2024. Cũng theo VIS Rating, lợi nhuận của các hoạt động kinh doanh này tăng cao sẽ giúp các công ty tăng cường bộ đệm rủi ro.

Bên cạnh đó, tỷ lệ đòn bẩy của các công ty chứng khoán có dấu hiệu tăng lên trong năm 2023 là một yếu tố buộc các đơn vị này phải tăng vốn. VIS Rating chỉ ra rằng, nguồn vốn cho vay từ các công ty chứng khoán thường được huy động từ các ngân hàng thương mại.

Khi các công ty chứng khoán mở rộng đầu tư và cho vay ký quỹ (margin), tỷ lệ đòn bẩy và sự phụ thuộc vào vay ngắn hạn từ ngân hàng sẽ tăng dần. Do đó, để giảm thiểu rủi ro, họ đã huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu.

Đặc biệt, trong bối cảnh UBCKNN ra văn bản với nội dung cấm các công ty chứng khoán huy động tiền từ khách hàng, các công ty chứng khoán (nhất là các đơn vị không có mối liên kết chặt chẽ với ngân hàng) sẽ cần tìm kiếm nguồn vốn thị trường để hỗ trợ hoạt động kinh doanh.

Theo các chuyên gia, sự quyết liệt của Chính phủ trong thực hiện mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán, cùng kỳ vọng hệ thống giao dịch mới KRX được vận hành trong năm 2024 đang tạo động lực cho các công ty chứng khoán tăng vốn để đón đầu cơ hội.

Thực tế, đa phần các công ty chứng khoán dự định dành phần khá lớn vốn huy động được cho hoạt động cho vay ký quỹ (margin). Thống kê cho thấy, đây là một kênh sinh lời hiệu quả khi đóng góp nhiều nhất cho kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán, với tỷ trọng khoảng 40% tổng lợi nhuận gộp. Theo đó, những công ty có thị phần môi giới lớn và có khả năng huy động được lượng vốn lớn sẽ có nhiều dư địa phát triển hoạt động cho vay ký quỹ trong tương lai.

Các chuyên gia nhận định, trong các cuộc soán ngôi xảy ra tại tại thị phần mảng môi giới thời gian vừa qua, không thể phủ nhận vai trò của nguồn lực vốn. Tuy nhiên, không chỉ cần đáp ứng quy mô nguồn vốn, các công ty chứng khoán cũng cần nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ để đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ cho khách hàng. Điều này đặt ra bài toán về sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được từ các cổ đông.

Mặt khác, tăng vốn để tăng margin cũng được xem là một 'con dao 2 lưỡi', bởi lẽ, khi thị trường đi xuống, các công ty chứng khoán chịu ảnh hưởng đầu tiên, kế đó là các nhà đầu tư.

Cùng chuyên mục
Tín dụng tăng tốc lúc tiết kiệm tụt đỉnh: Ngân hàng lo xoay nguồn vốn

Tín dụng tăng tốc lúc tiết kiệm tụt đỉnh: Ngân hàng lo xoay nguồn vốn

(VNF) - Báo cáo tài chính của các ngân hàng cho thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng đang nhanh hơn hẳn so với tốc độ tăng trưởng huy động. Điều này buộc các ngân hàng tìm đến kênh trái phiếu doanh nghiệp như một giải pháp để đa dạng hóa nguồn vốn.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định: 'Hồ thủy điện Thác Bà an toàn'

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định: 'Hồ thủy điện Thác Bà an toàn'

(VNF) - "Còn nhiều việc phải làm nhưng với lưu lượng nước về và lưu lượng xả, chúng tôi khẳng định thủy điện Thác Bà an toàn", Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nói.

Cuộc khủng hoảng của Volkswagen và 'lời cảnh tỉnh cuối cùng' cho nước Đức

Cuộc khủng hoảng của Volkswagen và 'lời cảnh tỉnh cuối cùng' cho nước Đức

(VNF) - Việc cắt giảm việc làm và khả năng đóng cửa nhà máy của hãng sản xuất ô tô lớn nhất nước Đức Volkswagen là triệu chứng của sự bất ổn rộng lớn hơn trong nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

GARENA: ‘Ông lớn’ game Việt, thu tiền hàng nghìn tỷ mỗi năm

GARENA: ‘Ông lớn’ game Việt, thu tiền hàng nghìn tỷ mỗi năm

(VNF) - Cùng với các “ông lớn” khác như VNG, VTCGame hay SohaGame, Garena được xem là một trong những nhà phát hành game lớn tại Việt Nam. Nhờ việc thu tiền thông qua bán các vật phẩm game giúp doanh thu của công ty ghi nhận hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, tuy nhiên lãi sau thuế lại khá “mỏng”.

Thiệt hại tỷ đô vì siêu bão Yagi

Thiệt hại tỷ đô vì siêu bão Yagi

(VNF) - Siêu bão Yagi quét qua Trung Quốc và Việt Nam đã để lại hậu quả nặng nề cho cả hai quốc gia. Hiện nay, những nỗ lực khắc phục đang được chính quyền và người dân tích cực triển khai để có thể ổn định đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh.

NVL bị cắt margin, cổ phiếu nằm sàn, trắng bên mua

NVL bị cắt margin, cổ phiếu nằm sàn, trắng bên mua

(VNF) - Trước thông tin bị cắt margin, cổ phiếu NVL trên thị trường ngay lập tức phản ứng một cách mạnh mẽ khi rơi xuống mức giá sàn, giảm kịch biên độ còn 11.850 đồng/cổ phiếu.

Điều kiện để DN bị ảnh hưởng bão Yagi được giảm lãi suất vay vốn

Điều kiện để DN bị ảnh hưởng bão Yagi được giảm lãi suất vay vốn

(VNF) - Người dân, doanh nghiệp tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão Yagi (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái...) sẽ được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay và tiếp tục cho vay mới.

Cao tốc ngập úng, cầu lớn bị đâm va và uy hiếp trong lũ lụt

Cao tốc ngập úng, cầu lớn bị đâm va và uy hiếp trong lũ lụt

(VNF) - Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của bão Yagi và hoàn lưu bão gây mưa lớn, dẫn đến các đoạn cao tốc vào các tỉnh và TP. Hà Nội bị ngập úng. Bên cạnh, nước trên các sông phía Bắc dâng cao, nhiều tàu thuyền đứt dây neo trôi tự do, đâm vào các trụ cầu, dầm cầu đường bộ... khiến giao thông bị ảnh hưởng.

Quảng Ninh: Nỗ lực vận hành sớm nhất các công trình hạ tầng

Quảng Ninh: Nỗ lực vận hành sớm nhất các công trình hạ tầng

(VNF) - Dồn toàn lực 100% nhân sự, bất kể ngày đêm, các đơn vị vận hành Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Vân Đồn, Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Mong Cái, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long nỗ lực đưa vào vận hành và duy trì giao thông thông suốt bộ ba “Không – Thủy – Bộ” tại Quảng Ninh

Đà Nẵng cho thuê 1ha đất vàng giá 1.336 tỷ, 2 lần 
gọi mời nhưng không có khách

Đà Nẵng cho thuê 1ha đất vàng giá 1.336 tỷ, 2 lần gọi mời nhưng không có khách

(VNF) - Khu đất có ký hiệu A1-2-1 thuộc vệt trục đường từ cầu Sông Hàn ra biển đường Phạm Văn Đồng đấu giá theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, số tiền khoảng 1.336 tỷ đồng, đưa ra đấu giá 2 lần nhưng không thành.