Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Từ khi thị trường CW đi vào vận hành ngày 28/6/2019 đến nay, giới đầu tư đang chứng kiến sự tham gia của các tổ chức phát hành với số lượng lớn, tạo thêm nhiều lựa chọn. Đến nay, sau gần một năm vận hành, sản phẩm này có sự phát triển nhanh về số lượng.
Tính đến cuối tháng 4, có 52 mã CW niêm yết, dựa trên 21 cổ phiếu thuộc danh mục VN30, chưa kể hàng chục mã CW đã đáo hạn. Thực tế, sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng giúp tăng tính đa dạng của các mã CW không làm cho giao dịch của loại sản phẩm này sôi động hơn.
Tăng sốc, giảm sâu
Kết thúc tháng 4, khối lượng giao dịch của thị trường CW đạt 134,35 triệu chứng quyền với giá trị tương ứng 45,1 tỷ đồng, giảm 12,2% về khối lượng và 28% về giá trị so với tháng trước. Khối ngoại tiếp tục bán ròng 1,74 tỷ đồng, tương ứng hơn 4,7 triệu chứng quyền.
Dù thị trường chứng khoán cơ sở hồi phục mạnh trong tháng 4 nhưng các CW đáo hạn trong tháng đều lỗ. Nguyên nhân đến từ việc giá cổ phiếu cơ sở giảm mạnh vào tháng 2 và 3, thấp hơn 20-50% so với giá nhà đầu tư hoà vốn trong khi nhiều CW gần đến thời gian đáo hạn.
Tính trên toàn thị trường, hiện chỉ có 10/52 mã CW với mức giá cao hơn so với thời điểm IPO. Trong đó có 6 mã mới phát hành của VNDirect với CHPG2005 tăng mạnh nhất lên đến 158%, CFPT2005 tăng 141%, các CW khác là CMBB2004, CMWG2005, CPNJ2002, CREE2002, 2 mã của SSI là CFPT2003, CFPT2004 đều tăng trên 20% và 2 mã còn lại thuộc về Chứng khoán KIS là CDPM2001, CDPM2002.
Hầu hết các CW đáo hạn trong tháng 4 đều lỗ do thị trường chứng khoán cơ sở giao dịch tiêu cực trong tháng 2 và 3 (Ảnh: Internet)
Cổ phiếu HPG đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/4 ở mức 50.800 đồng/cổ phiếu, tăng 23,6% so với cuối tháng trước, FPT tăng 23,6%, dừng ở mức 50.800 đồng/cổ phiếu, MSN tăng 20%... giúp các mã CW tăng.
Ở chiều ngược lại, nhiều mã CW dựa theo cổ phiếu như HDB, HPG, MBB, MSN… giảm đến 90% so với thời điểm IPO. Có thể kể đến như CHDB2001, CHPG1909 của KIS đều giảm 95%, CMBB2001 của HSC giảm 94%, hay CMSN1902 của KIS giảm đến 99%... Trong khi đó, cổ phiếu MBB đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/4 ở mức 15.950 đồng/cổ phiếu, tăng 17,7% so với cuối tháng trước; cổ phiếu HDB cũng tăng 16%...
Thực tế này đã khiến không ít nhà đầu tư thua lỗ lớn bởi với cấu trúc như một sản phẩm phái sinh có tính đòn bẩy cao, CW có khả năng đem lại mức sinh lời cao khi giá cổ phiếu cơ sở tăng, nhưng ngược lại rủi ro cũng lớn tương ứng khi giá cổ phiếu cơ sở giảm.
Mức biến động giá lớn, tăng sốc, giảm sâu, khiến CW không phù hợp với nhiều nhà đầu tư. Điều này được thể hiện qua việc nhiều đợt chào bán lần đầu trong tháng 4 vừa qua có kết quả phân phối khá thấp.
Chẳng hạn, kết quả chào bán CW ngày 8/4/2020 của SSI, cả 4 mã CW chào bán đều không có nhà đầu tư đăng ký mua. Trong đợt chào bán ngày 6/4/2020 của VND với 6 mã CW thì mã có tỷ lệ chào bán thành công đạt tỷ lệ cao nhất cũng chỉ là 1,55%.
Thiếu chắc chắn từ chứng khoán cơ sở
Nhìn chung, CW là bước đi cần thiết giúp hoàn thiện cấu trúc thị trường chứng khoán, đa dạng hóa sản phẩm nhưng lại chưa phát huy được kỳ vọng trở thành công cụ hữu ích cho nhà đầu tư.
Với quy định hiện tại, các công ty chứng khoán chỉ được phép chứng quyền mua, chứng quyền bán chưa được triển khai, nên nhà đầu tư chỉ kiếm lời bằng việc “đầu cơ” trong thị trường giá lên, hoặc chốt lời cổ phiếu kết hợp với phòng ngừa rủi ro thị giá tiếp tục tăng. Nhà đầu tư hoàn toàn bất lợi khi thị trường cơ sở đi xuống.
Ngoài ra, việc lựa chọn các cổ phiếu đáp ứng điều kiện là chứng khoán cơ sở của CW gần đây đang khiến các nhà đầu tư “hoang mang” khi thấy xuất hiện cổ phiếu có thị giá thấp.
Cụ thể, HoSE vừa công bố danh sách 21 cổ phiếu đáp ứng điều kiện là chứng khoán cơ sở của chứng quyền áp dụng từ ngày 24/4/2020. Trong đó, 2 mã cổ phiếu có thị giá dưới mệnh giá là STB (khoảng 9.000 đồng/cổ phiếu) và ROS (3.500 đồng/cổ phiếu).
Theo một nhà đầu tư, chứng quyền được niêm yết và giao dịch tương tự như cổ phiếu, có thể bán ra cắt lỗ, hoặc canh thời điểm giá thấp để mua vào và bán ra khi giá tăng. Nhưng dù “lướt sóng” hay mua chứng quyền trên thị trường sơ cấp và nắm giữ đến khi đáo hạn, thì cổ phiếu cơ sở cần phải được chọn lọc kỹ để đảm bảo an toàn cho người sở hữu.
Tuy nhiên, đây có thể là tâm lý bi quan thái quá của các nhà đầu tư, bởi một trong những tiêu chí lựa chọn chứng khoán cơ sở cho CW là giá trị vốn hóa chứ không phải thị giá giao dịch, nhưng quan trọng nhất vẫn là tỷ lệ freefloat.
Bằng chứng là nhiều cổ phiếu có giá trị vốn hóa lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng cũng không lọt vào danh sách vì có tỷ lệ freefloat ở mức thấp do tỷ lệ sở hữu của Nhà nước quá cao, chẳng hạn GAS, SAB, VCB, BID...
Thời gian qua, hầu hết các chứng quyền đang trong trạng thái lỗ chủ yếu là do thị trường chứng khoán cơ sở sụt giảm vì bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, kết quả chống dịch của Việt Nam đang có nhiều tín hiệu khả quan khi không có ca lây nhiễm mới, kỳ vọng kinh tế phục hồi có thể tính đến từ quý III/2020.
Do đó, hoàn toàn có thể nghĩ đến triển vọng khả quan của thị trường chứng khoán ngay trong tháng 5 khi các hoạt động sản xuất, kinh doanh “bình thường mới” sau giãn cách xã hội, đặc biệt trong bối cảnh chỉ số chứng khoán Vn-Index đang vận động đi ngang tại khu vực 770 - 780 điểm.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.