'Chuyển đổi năng lượng xanh là khoản đầu tư tốt nhất cho Việt Nam'
Hà Vy -
Thứ tư, 19/06/2024 17:41 (GMT+7)
(VNF) - Với tiềm năng to lớn về điện mặt trời, điện gió trên bờ và ngoài khơi, Việt Nam có điều kiện tốt để chuyển đổi ngành năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo và tận dụng các nguồn tài nguyên quốc gia, theo "Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam - Đường đến phát thải ròng bằng không".
Tại Quy hoạch điện VIII mới được phê duyệt, Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 sẽ có khoảng 6 GW điện gió ngoài khơi và đến năm 2050, con số này sẽ tăng gấp 11-15 lần, dự kiến sẽ đạt khoảng 70 - 91,5 GW giúp Việt Nam thực hiện cam kết trung hòa carbon.
Lễ ra mắt Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam - Đường đến phát thải ròng bằng không.
Phát biểu tại lễ ra mắt Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam - Đường đến phát thải ròng bằng không, ông Đoàn Ngọc Dương, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết: "Việt Nam là quốc gia có quy mô nền kinh tế đang tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 6 - 7% trong vòng vài thập kỷ gần đây.
Việt Nam đang nỗ lực mạnh mẽ để hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Trong bối cảnh đó, nhu cầu năng lượng và nhu cầu điện của Việt Nam trong những năm tới dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và dân sinh. Chuyển đổi năng lượng xanh cũng trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự chuyển đổi xanh của Việt Nam".
Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam - Đường đến phát thải ròng bằng không chỉ ra, Việt Nam có thể chuyển đổi xanh hiệu quả về chi phí và đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050 thông qua mở rộng quy mô năng lượng tái tạo, điện hóa các ngành công nghiệp và giao thông vận tải, đồng thời giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào năng lượng nhập khẩu.
Ngoài ra, để phát thải đạt đỉnh vào năm 2030 và trung hòa khí hậu vào năm 2050 thì cần phải có thêm 56 gigawatt điện tái tạo (17 GW điện gió trên bờ và 39 GW điện mặt trời) vào năm 2030.
Đại sứ Đan Mạch Nicolai Prytz.
Liên quan đến vấn đề này, Đại sứ Đan Mạch Nicolai Prytz cho biết: "Bất kỳ sự chậm trễ nào trong quá trình chuyển đổi sẽ gây ra các chi phí tốn kém không cần thiết do những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu.
Để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không, Việt Nam cần có những nỗ lực nhanh chóng, mạnh mẽ và bền vững. Điều này không chỉ quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu năng lượng ngày càng tăng mà còn giúp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khi việc tiếp cận năng lượng tái tạo ngày càng trở nên quan trọng trong các quyết định đầu tư. Đan Mạch cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi này".
Ngày 19/6, lễ công bố Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam – Đường đến phát thải ròng bằng không (EOR-NZ) đã diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ Công Thương, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam và Cục Năng lượng Đan Mạch.
Báo cáo do Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Việt Nam), Cục Năng lượng Đan Mạch (DEA) và Đại sứ quán Đan Mạch hợp tác biên soạn.
Một trong những phát hiện chính của báo cáo cho thấy việc Việt Nam đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 không chỉ khả thi về mặt kỹ thuật mà còn là một kịch bản hiệu quả nhất về chi phí. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, phát thải CO₂ của Việt Nam cần đạt đỉnh vào năm 2030 và quá trình chuyển đổi năng lượng xanh cần được thực hiện khẩn trương với tốc độ nhanh hơn so với trước đây.
(VNF) - Các công ty năng lượng mặt trời lớn của Trung Quốc, bao gồm LONGi (Công nghệ Năng lượng xanh LONGi) và Trinasolar, gần đây đã xác nhận việc dừng hoạt động sản xuất tại Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á khác.
(VNF) - Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, ngày 5/6, tại Khu lưu niệm công trình khai thác Dầu khí đầu tiên tại Việt Nam (xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Triển khai chương trình trồng 3 triệu cây xanh, giai đoạn 2022-2025”.
(VNF) - Gazprom, công ty năng lượng khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước Nga, có thể sẽ không lấy lại được doanh số bán khí đốt như thời kỳ trước chiến sự trong một thập kỷ tới, theo Financial Times.
(VNF) - Sau Ninh Bình và Hội An, Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục phổ biến, nhân rộng các hoạt động giảm thiểu rác thải nhựa đến các địa phương khác trong cả nước, tập trung nội dung chuyển đổi xanh trong kinh doanh du lịch để phát triển bền vững.
(VNF) - Đại diện Tập đoàn YTL cho biết, chiến lược khi đầu tư vào Việt Nam hướng đến phát triển bền vững, tập trung vào kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải carbon và ứng dụng năng lượng tái tạo.
(VNF) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 05/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
(VNF) - Sức mạnh tổng hợp giữa AI và công nghệ xanh được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế chung nhưng cũng đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các yếu tố từ nhận thức, nguồn lực.
(VNF) - Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban, có nhiệm vụ chỉ đạo tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
(VNF) - Với mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, đảm bảo cân bằng giữa sản xuất, bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống, nông nghiệp xanh đã dần trở thành xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, còn khá nhiều vướng mắc khiến nông nghiệp xanh tại Việt Nam tuy phát triển mạnh nhưng vẫn chưa hết tiềm năng.
(VNF) - Từ ngày hôm nay (1/1/2025), các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu sản phẩm điện - điện tử sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.
(VNF) - Nằm trong mục tiêu, kế hoạch phát triển doanh nghiệp theo định hướng xanh và bền vững, Starbucks Vietnam chính thức hợp tác với Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia để kiến tạo môi trường, hướng dẫn các phương pháp sống xanh thông qua dự án "GÓP XANH" với nhiều hoạt động cộng đồng trong năm 2024 - 2025.