‘Ông lớn’ năng lượng Nga cần ít nhất 10 năm để phục hồi doanh số

Hải Đăng - 06/06/2024 14:10 (GMT+7)

(VNF) - Gazprom, công ty năng lượng khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước Nga, có thể sẽ không lấy lại được doanh số bán khí đốt như thời kỳ trước chiến sự trong một thập kỷ tới, theo Financial Times.

Hậu quả chính của các biện pháp trừng phạt đối với Gazprom và ngành năng lượng Nga là sự sụt giảm về khối lượng xuất khẩu. Theo đó, Nga khó có thể khôi phục doanh số bán khí đốt về mức đỉnh cao trong năm 2022.

Theo dự đoán của Financial Times, sớm nhất là năm 2035 Nga mới có thể phục hồi doanh số bán khí đốt bị hao hụt do các lệnh trừng phạt của phương Tây gây ra.

Theo một báo cáo thu nhập được công bố ngày 2/5, Gazprom ghi nhận khoản lỗ 629 tỷ rúp (6,84 tỷ USD) vào năm 2023.

Các chuyên gia dự đoán rằng vào năm 2035, doanh số xuất khẩu khí đốt sang châu Âu của Gazprom sẽ chỉ đạt trung bình tương đương 1/3 số lượng bán ra trước năm 2022, thời điểm Moscow chưa đưa quân tới Ukraine.

Mặc dù châu Âu từ lâu đã là thị trường xuất khẩu khí đốt chính của Nga nhưng xung đột nổ ra đã gây ra làn sóng trừng phạt trả đũa, làm đảo lộn hoạt động thương mại với phương Tây.

Gazprom là một trong những nhà cung cấp bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các biện pháp này. Vào đầu tháng 5, công ty tiết lộ khoản lỗ ròng 6,9 tỷ USD vào năm 2023, đánh dấu mức giảm hàng năm đầu tiên sau hơn hai thập kỷ.

Tương lai có vẻ không mấy tươi sáng với “ông lớn” năng lượng Nga. Nghiên cứu của FT dự đoán rằng vai trò của Gazprom trong lĩnh vực năng lượng của Nga chỉ là thoáng qua, vì sự phụ thuộc của công ty vào đường ống sẽ mất đi vị thế trước việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Hơn nữa, công ty sẽ cần nguồn tài trợ đáng kể của nhà nước để tìm kiếm các thị trường thay thế cho sản phẩm của mình.

Hy vọng nằm ở sự phát triển của đường ống Power of Siberia 2 (Sức mạnh Siberia 2), một đề xuất lớn nhằm kết nối Nga với thị trường Trung Quốc.

Cho đến nay, thỏa thuận đường ống này đang bị đình trệ do những bất đồng về giá cả và nguồn cung, nhưng ngay cả khi dự án đi vào hoạt động, lượng xuất khẩu tăng thêm sẽ không bù đắp được doanh thu bị mất ở châu Âu, vì Bắc Kinh đã mua khí đốt của Nga với giá chiết khấu sâu.

Việc xây dựng đường ống khiến Gazprom gặp phải một vấn đề khác, các lệnh trừng phạt đã cắt đứt nguồn cung cấp cần thiết cho Nga để phát triển cơ sở hạ tầng.

Báo cáo lưu ý rằng Gazprom sẽ gặp khó khăn trong việc tăng công suất xuất khẩu nếu không tiếp cận được các tuabin do phương Tây sản xuất, vốn cần thiết để vận chuyển khí qua đường ống.

Việc phát triển tuabin trong nước sẽ mất 5 năm và tiêu tốn 100 tỷ rúp, đây được xem là một thử thách lớn đối với một công ty đang gặp khó khăn về tài chính.

Thay vào đó, giải pháp tốt nhất sẽ là sử dụng LNG, đa dạng hóa khỏi xuất khẩu qua đường ống và tìm kiếm người mua ngoài Trung Quốc, nghiên cứu của FT nhận định. Tuy nhiên, đó cũng không phải là sự chuyển đổi dễ dàng đối với Gazprom vì công ty này không có công nghệ sản xuất LNG với công suất lớn hơn.

Theo Financial Times
Nga: Trung Quốc sẽ không để Mỹ ‘đe dọa, tống tiền’

Nga: Trung Quốc sẽ không để Mỹ ‘đe dọa, tống tiền’

Tài chính quốc tế
(VNF) - Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 5/6 nhấn mạnh rằng Mỹ không thể dùng cách “tống tiền và đe dọa” khi đối phó với một quốc gia “lớn, có chủ quyền và hùng mạnh” như Trung Quốc.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chuyển đổi xanh: 'Có chính sách tốt, vốn không còn là vấn đề'

Chuyển đổi xanh: 'Có chính sách tốt, vốn không còn là vấn đề'

(VNF) - Theo chuyên gia, trong quá trình chuyển đổi xanh, nếu có chính sách tốt, doanh nghiệp có thể tự biết cách xoay sở, huy động vốn và lúc đó nguồn vốn đầu vào sẽ rất nhiều.

‘Tăng trưởng không còn lãng mạn 7 - 8%, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi'

‘Tăng trưởng không còn lãng mạn 7 - 8%, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi'

(VNF) - TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới không còn lãng mạn 7 - 8% như chúng ta nghĩ, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi. Do đó, cần bỏ bớt tư tưởng tăng trưởng cứ phải trên 7 - 8% vì vĩnh viễn điều đó không quay trở lại.

Các loại tiền lương, mức đóng bảo hiểm tăng theo lương cơ sở từ 1/7

Các loại tiền lương, mức đóng bảo hiểm tăng theo lương cơ sở từ 1/7

(VNF) - Từ 1/7/2024, sẽ có nhiều loại tiền lương đồng loạt tăng theo lương cơ sở. Khi lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng, mức đóng các loại bảo hiểm cũng sẽ tăng theo.

EU quyết gói trừng phạt mới với Nga, sóng nhiệt bao trùm toàn cầu

EU quyết gói trừng phạt mới với Nga, sóng nhiệt bao trùm toàn cầu

(VNF) - Tình trạng nắng nóng và nhiệt độ cao đang bao trùm khắp các khu vực và gây ra nhiều ca tử vong; Tổng thống Nga Vladimir Putin có chuyến thăm Triều Tiên và Việt Nam; EU phê duyệt gói trừng phạt mới với Nga, hay việc NVIDIA lần đầu tiên trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới là những tin tức đáng chú ý trong tuần qua.

Lương hưu không đủ tiêu: 3 nguy cơ đe doạ cuộc sống khi đến tuổi 'về vườn'

Lương hưu không đủ tiêu: 3 nguy cơ đe doạ cuộc sống khi đến tuổi 'về vườn'

(VNF) - Thế hệ 'hậu chiến' bắt đầu bước vào độ tuổi từ 50-55 chuẩn bị nghỉ hưu, trong khi quỹ hưu trí của BHXH chỉ đáp ứng được những nhu cầu cơ bản, cộng với tình hình giá cả leo thang, lạm phát cao. Đó là những nguy cơ hiện ra trước mắt khiến chúng ta cần phải quan tâm đến một kế hoạch hưu trí toàn diện

Đổ đến Việt Nam mở công xưởng: 'Khẩu vị' khác biệt khi quyết định xuống tiền thuê đất

Đổ đến Việt Nam mở công xưởng: 'Khẩu vị' khác biệt khi quyết định xuống tiền thuê đất

(VNF) - Ở miền Bắc, phần lớn các hợp đồng thuê đất công nghiệp chủ yếu là thuê đất diện tích lớn từ các nhà sản xuất Trung Quốc và Đài Loan trong các dự án sản xuất linh kiện điện tử và năng lượng mặt trời. Ngược lại, ở miền Nam nhận được đầu tư vào thực phẩm, đồ uống, cao su, nhựa, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, dệt may và may mặc với hợp đồng thuê đất diện tích nhỏ hơn.

Tới 'xoa dịu' Trung Quốc, Đức vẫn chỉ trích một vấn đề liên quan đến Nga

Tới 'xoa dịu' Trung Quốc, Đức vẫn chỉ trích một vấn đề liên quan đến Nga

(VNF) - Phó thủ tướng Đức Robert Habeck cho biết cánh cửa “mở ra cho các cuộc thảo luận” với Trung Quốc về thuế quan của Liên minh châu Âu (EU) nhưng ông thể hiện quan điểm cứng rắn hơn đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga.

Nhà giàu Việt có 600 tỷ USD tiền dư: Tìm chỗ đáng tin để trao gửi

Nhà giàu Việt có 600 tỷ USD tiền dư: Tìm chỗ đáng tin để trao gửi

(VNF) - Thay vì chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm, các nhà tư vấn tài chính cá nhân chuyển sang việc làm rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, khi có được niềm tin sẽ có cơ hội tiếp cận được dòng vốn ước đạt khoảng 600 tỷ USD vào năm 2027. Khi một bức tranh tài chính cá nhân tổng thể hình thành, các sản phẩm sẽ xuất hiện

Hé lộ nguồn thu hàng trăm tỷ đồng sắp đổ về Tập đoàn Yeah1

Hé lộ nguồn thu hàng trăm tỷ đồng sắp đổ về Tập đoàn Yeah1

Tập đoàn Yeah1 muốn bán 6 công ty con ngay trong tháng 6 này. Nếu thành công thoái vốn với mệnh giá 10.000 đồng/cp, nhà sản xuất show “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” có thể thu về khoảng 826 tỷ đồng.

Cổ phiếu BĐS nửa cuối năm 2024: 'Ăn non' theo sóng

Cổ phiếu BĐS nửa cuối năm 2024: 'Ăn non' theo sóng

(VNF) - Kết quả kinh doanh quý I/2024 đáng thất vọng cho thấy ngành bất động sản (BĐS) chưa thể sớm tìm đến được “điểm đảo chiều” lợi nhuận, vậy nên những thông tin tích cực sắp tới nhiều khả năng sẽ chỉ dừng lại ở sự kỳ vọng và mang tính chất xúc tác cho giá cổ phiếu.

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

(VNF) - Từng chịu 'điều tiếng” như là một địa chỉ du lịch kém phát triển, Đồ Sơn giờ đây đang thực sự “thay da đổi thịt”, khoác lên mình diện mạo mới nhờ những dự án tầm cỡ, hiện đại.