Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng từng nói: “Chỉ có chuyển đổi từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế số thì mới có cơ hội hiện thực hoá giấc mơ “Việt Nam hùng cường”, thay đổi thứ hạng Việt Nam trên bản đồ thế giới.
“Chuyển đổi số là xu thế toàn cầu khó đảo ngược, bởi đời sống thực đang được ánh xạ vào không gian mạng. Và khi, chuyển đổi sang nền kinh tế số, viễn thông và công nghệ thông tin sẽ là đòn bẩy để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, giảm khoảng cách nông thôn và thành thị”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, chuyển đổi số nền kinh tế trước tiên là quá trình chuyển đổi tư duy, tìm ra những “nút thắt” và tháo gỡ. Chỉ như vậy, Việt Nam mới có cơ hội bứt phá.
Theo ghi nhận của VietnamFinance từ các chuyên gia, nhà quản lý và cộng đồng doanh nghiệp thì 2 “nút thắt” lớn nhất hiện nay là tình trạng cát cứ dữ liệu và thiếu cơ chế “sandbox” (thử nghiệm) cho doanh nghiệp, đặc biệt là các startup.
Đây là cụm từ được ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Tập đoàn FPT sử dụng khi nói về những trở ngại của công cuộc chuyển đổi số nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Thậm chí, ông Bình cho rằng, đây là vấn đề lớn nhất và cần được ưu tiên giải quyết trong ngắn hạn.
“Không có dữ liệu thì không có trí tuệ nhân tạo (AI). Không có trí tuệ nhân tạo thì đừng nói đến chuyển đổi số”, ông Trương Gia Bình.
Ông Trương Gia Bình kỳ vọng chính phủ sẵn sàng “đập bỏ tình trạng cát cứ dữ liệu trong năm 2019”.
Đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước, ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ đồng quan điểm với Chủ tịch Tập đoàn FPT khi cho rằng hạ tầng dữ liệu là quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển AI. Trong khi đó, vẫn theo ông Bùi Thế Duy, “AI là công nghệ “lõi”, công nghệ “nguồn” dẫn dắt năng suất quốc gia”.
Đơn cử như trong khâu bán hàng, các công ty cho biết họ cần hiểu khách hàng, biết khách hàng muốn gì và cần làm gì để thay đổi hành vi của người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp cho rằng, trong thời buổi bùng nổ internet như hiện nay, ai nắm giữ ít thông tin hơn sẽ bị tụt hậu, thậm chí là ảnh hưởng lớn đến doanh thu.
Một ví dụ khác là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, dữ liệu lớn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phê duyệt tín dụng nhưng đại diện các ngân hàng cho biết họ rất khó tiếp cận dữ liệu.
“Chúng tôi hết sức vật vã với câu chuyện dữ liệu. Những thứ rất cần thiết và liên quan đến mọi người dân thì đến bây giờ vẫn không thể truy cập nổi như căn cước công dân, một số thông tin về tài sản, đất đai …Gần như là các bộ/ngành chưa cho phép kết nối, liên thông dữ liệu. Chúng tôi cũng đề xuất và được hứa hẹn rất nhiều nhưng chưa thấy gì”, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc ngân hàng Tiên Phong (TPBank) than thở.
“Bài toán chia sẻ dữ liệu chỉ có thể được xử lý khi chính phủ thành lập một trung tâm thông tin quốc gia, nơi tập trung dữ liệu trong mọi lĩnh vực, và có những quy định pháp luật rõ ràng, nghiêm ngặt cho việc khai thác và sử dụng dữ liệu, sao cho phục vụ phát triển kinh tế số nhưng không vi phạm đạo đức”, ông Phạm Thế Trường, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam đề xuất.
Nhắc đến cách mạng 4.0, đến chuyển đổi sang nền kinh tế số thì không thể bỏ qua vai trò của các startup.
Thế nhưng, theo ông Trương Gia Bình, “các startup Việt hiện vẫn đang bị bó chân trong cơ chế xin-cho”.
Ông Bình lấy ví dụ: “Có startup sản xuất ra một loại phân bón mới, sử dụng công nghệ nano, muốn bán ra thị trường nhưng không thể được vì sản phẩm đó không có trong danh mục, cơ quan quản lý không cấp phép cho bán ra”.
“Như vậy thì sáng tạo sao được? Startup bây giờ cứ làm là phạm luật”, ông Trương Gia Bình gay gắt.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Bùi Thế Duy phản biện rằng chúng ta nên nhìn nhận đúng vấn đề: “Ở đây không phải nhà nước gây khó dễ, mà là startup nghĩ ra các sản phẩm chưa từng có mà nhà quản lý chưa từng nghĩ đến. Chính phủ cũng phải cân đối giữa 2 vấn đề: thúc đẩy khởi nghiệp nhưng cũng phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Có những sản phẩm mới chúng ta chưa biết kiểm soát mà tung ra ngay thì rất có thể sẽ gây hại cho người dân”.
Ông Duy cho biết, lời giải cho bài toán hành lang pháp lý cho các công nghệ mới chính là cơ chế “sandbox”.
“Regulatory sandbox - điều chỉnh thử nghiệm” là khái niệm được đưa ra tại Vương Quốc Anh vào năm 2015, sau đó được phát triển tại hơn 20 nước trên thế giới. Trong đó, quốc gia gần Việt Nam đang áp dụng cơ chế sandbox là Singapore.
Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore là quốc gia rất thu hút giới khởi nghiệp. Nhiều startup của Việt Nam đã lựa chọn khởi nghiệp ở Singapore chứ không phải ở đất nước mình, có lẽ một phần do hành lang pháp lý cho khởi nghiệp ở nước bạn rõ ràng và thông thoáng hơn.
Áp dụng cơ chế sandbox nghĩa là nhà nước cho phép những dự án khởi nghiệp được hoạt động trong môi trường luật "dễ thở" hơn với các ưu đãi dành riêng, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn từ các thể chế tài chính.
Đây không phải là lần đầu tiên cơ chế sandbox được nhắc đến. Trước đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã nhiều lần nhắc đến cơ chế này: “Những vấn đề chưa biết quản lý thế nào thì cho thử nghiệm trong một quy mô nhất định, sau đó mới mở rộng. Cùng đó là hình thành khung chính sách, quy định pháp lý. Đó là cách tiếp cận phù hợp của cuộc cách mạng 4.0”.
Thông qua cơ chế sandbox, chính phủ có thể tạo nên một hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn chỉnh, với môi trường đầu tư thông thoáng và thu hút.
“Hiện cả nước chỉ có khoảng 3.000 công ty khởi nghiệp (sử dụng công nghệ mới-PV) thì quản lý không khó. Phải có cơ chế để triển khai sandbox thì công ty khởi nghiệp mới phát triển được”, ông Trương Gia Bình khẳng định.
Những ngày cuối của năm 2018, Google và Temasek công bố báo cáo 'e-Conomy SEA 2018’, có phỏng vấn chuyên gia trong ngành và các nguồn dữ liệu của bên thứ ba, nhằm cung cấp ước tính và dự đoán tốt nhất về các chỉ số và xu hướng kinh tế Internet.
Theo báo cáo trên, năm 2018 nền kinh tế internet của Việt Nam có quy mô khoảng 9 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 35%/năm giai đoạn 2015-2018, chiếm 4% GDP, cao nhất trong số các nền kinh tế ASEAN.
Có thể nói, nền kinh tế internet Việt Nam đang bùng nổ. Dự báo đến năm 2025, giá trị thương mại gộp của nền kinh tế internet Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 33 tỷ USD.
Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng minh tiềm năng của kinh tế số ở Việt Nam bằng các con số: “Hiện tại, có 70% thuê bao di động đang sử dụng 3G hoặc 4G, 72% dân số Việt Nam đang sử dụng điện thoại thông minh, 68% người Việt xem video và nghe nhạc mỗi ngày trên thiết bị di động. Tỷ lệ sở hữu điện thoại trung bình là 1,7 máy/người, số người truy cập các trang thương mại điện tử thông qua điện thoại di động chiếm 72%, tỷ lệ mua hàng online qua điện thoại chiếm 53%”.
Google và Temasek đánh giá Việt Nam có thể trở thành “con rồng chuyển mình” bằng nền kinh tế internet. Còn trong mắt tỷ phú Jack Ma, ông chủ của Alibaba, Việt Nam đang là một “mỏ vàng mới” khiến cả thế giới chú ý.
Và nếu không tăng tốc, nếu cải cách chậm chạp thì “mỏ vàng” của người Việt sẽ rơi vào tay các công ty nước ngoài.
Lấy một ví dụ gần gũi của kinh tế internet hiện nay là thương mại điện tử, một thị trường có quy mô 7,5 tỷ USD trong năm 2018 và tăng lên 15 tỷ USD trong năm 2025 (theo ước tính của Google và Temasek), đang chứng kiến sự thống trị của khối ngoại.
5 “ông lớn” thống lĩnh thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay là Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Adayroi.
Trong đó, Lazada của Alibaba (Trung Quốc), Shopee của Garena (Singapore) đang dẫn đầu về thị phần. Tiếp theo là Tiki và Sendo thì đều do nhà đầu tư nước ngoài chi phối. Chỉ duy nhất Adayroi của Vingroup là “thuần Việt”.
Một hy vọng loé lên khi tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, chính phủ đã chính thức giao Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng đề án chuyển đổi số quốc gia và dự kiến ban hành trong năm 2019.
“Đề án này chỉ rõ “ai, phải làm gì, trong bao lâu và làm cách nào” để chuyển đổi số thành công sang nền kinh tế số, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.