'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC) đánh giá, thời gian vừa qua, ngay sau khi các quốc gia lớn trên thế giới công bố số liệu GDP quý II tốt hơn so với kỳ vọng, đặc biệt là Hoa Kỳ với mức 2,4% thì tại Châu Âu, giới đầu tư kỳ vọng tăng trưởng âm nhưng mức công bố ra lại là tăng trưởng dương nhẹ. Sau những kết quả trên, loạt các tổ chức quốc tế như: World Bank, IMF hay OECD đều đồng loạt tăng mức dự báo GDP của toàn cầu từ mức tăng từ 0,1% - 0,5%.
Theo ông Long, mức điều chỉnh như vậy khá cao và cho thấy rằng các tổ chức quốc tế đã nhận ra mức độ suy giảm kinh tế không quá nặng nề như dự báo và sự phục hồi của những nền kinh tế lớn đang tốt hơn so với dự kiến.
Chung quan điểm, TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên cao cấp tại Đại học Bristol, Anh cũng nhìn nhận các tổ chức đang dần lạc quan hơn về kinh tế toàn cầu, những yếu tố ở trên cũng đã khiến cho các bên lạc quan hơn với kinh tế 6 tháng cuối năm.
“Chúng ta sẽ thấy khu vực Châu Âu là rõ ràng nhất, sau hai quý họ tăng trưởng âm thì giờ họ đã tăng trưởng dương trở lại, như vậy là họ đã thoát đáy tăng trưởng, ít nhất là cho đến quý II này. Còn đầu tàu kinh tế toàn cầu là Mỹ thì từ hồi đầu năm, nhiều dự báo Mỹ sẽ rơi vào suy thoái nhưng bây giờ chúng ta thấy hầu như các tổ chức đều đánh giá rằng khả năng suy thoái của kinh tế Mỹ trong năm 2023 là thấp, ít nhất là cho đến quý III chúng ta sẽ không thấy điều đó. Còn về phía kinh tế Trung Quốc, nếu so với mục tiêu đặt ra thì GDP của nước này đã tăng trưởng chậm lại, nhưng mức tăng trưởng quý II vừa rồi của Trung Quốc đạt trên 6%, mức này lạc hơn mức 5% trong quý I. Như vậy, họ cũng đang bắt đầu đi lên từ đáy, chứ không phải đi xuống. Cho nên có thể nói với quý II này, toàn bộ các nền kinh tế đang cải thiện tốt hơn”, ông Tuấn nêu.
Ông Long cũng chỉ ra nếu cách đây vài tháng, “suy thoái kinh tế” là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nước ngoài thì trong thời gian gần đây, cụm từ hay được nhắc đến lại là “hạ cánh mềm”.
Theo đó, những tổ chức tài chính lớn như Goldman Sach, Citibank đều đưa ra kịch bản về việc mức độ suy thoái nhẹ nhàng và nền kinh tế thế giới có thể sẽ “hạ cánh mềm” cùng nhịp với việc kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng cao hơn so với mức độ kỳ vọng.
Cũng theo ông Long, Việt Nam là một quốc gia có tỷ trọng xuất nhập khẩu trong GDP rất cao so với các quốc gia khác ở khu vực Châu Á. Chính vì vậy, kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia bạn hàng lớn, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Châu Âu.
“Tôi nghĩ kinh tế thế giới mà hạ cánh mềm và các quốc gia lớn họ phục hồi kinh tế, gia tăng nhu cầu nhanh thì chúng ta sẽ có một lợi thế để tăng trưởng GDP vào dịp cuối năm. Và GDP năm nay theo tôi đánh giá sẽ tương đương trung bình của giai đoạn trước Covid, khoảng 5,5 - 5,6%”, ông Long nêu.
Đối với thị trường chứng khoán, ông Long đánh giá mức tăng trưởng của Việt Nam từ đầu năm đến nay khoảng hơn 20-21% là mức tương đương với sự phục hồi chung của các thị trường. Nhưng ông cũng đánh giá, diễn biến của thị trường chứng khoán không chỉ thể hiện ở điểm số mà còn thể hiện ở thanh khoản.
Ông Long cũng khẳng định sau một giai đoạn dài thị trường tăng trưởng, đến thời điểm hiện tại, nhà đầu tư sẽ cần có sự thận trọng nhất định trong việc phân bổ dòng vốn của mình.
Theo đó, có 2 xu hướng ngành được chuyên gia khuyến khích. Cụ thể, những nhóm ngành cơ bản nhưng chưa tăng giá quá nhiều trong giai đoạn phục hồi vừa qua như ngân hàng, bán lẻ. Bên cạnh đó là nhóm ngành có những lợi thế nhất định về chu kỳ kinh doanh so với những ngành khác, được sự hỗ trợ về mặt chính sách hay có thị trường quốc tế thuận lợi như: Dầu khí, hóa chất, phân bón hay, liên quan đến lương thực, thực phẩm.
Còn theo ông Hồ Quốc Tuấn, về dài hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam có rất nhiều triển vọng. Trong đó, việc tỷ lệ người mở tài khoản chứng khoán vẫn chưa nhiều được đánh giá là một triển vọng rõ nhất. Bên cạnh đó, khi thu nhập người dân tăng lên, một phần sẽ được chuyển vào các tài khoản tiết kiệm. Với việc ngày càng có nhiều sản phẩm tài khoản tiết kiệm kết nối với chứng khoán, sẽ trở thành xu thế đẩy dòng tiền vào thị trường.
“Cho nên về dài hạn, những doanh nghiệp tăng trưởng tốt và ổn định, có nền tảng chắc chắn hay những blue chip của thị trường thì tôi cho rằng sẽ vẫn sẽ đi lên. Một yếu tố nữa là Việt Nam chúng ta đang là một nền kinh tế được đánh giá cao bởi các nhà đầu tư Hàn Quốc và Nhật Bản nên sẽ là điểm đến của dòng tiền này trong tương lai”, ông Tuấn nói.
TalkShow Phố Tài chính là chương trình truyền hình cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin chính thống, đa chiều và các kiến thức chuyên sâu về thị trường tài chính - chứng khoán. Chương trình được phát sóng vào lúc 18h30 thứ 2 hàng tuần trên VTV8 và phát lại trên các nền tảng mạng xã hội của Talkshow Phố Tài chính. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.