Vào công trường thi công 600 căn nhà ở xã hội tại Long Biên - Hà Nội
(VNF) - Chung cư cao tầng CT1 thuộc khu nhà ở xã hội Thượng Thanh sẽ cung cấp khoảng 600 căn hộ cho người thu nhập thấp, dự kiến mở bán trong năm 2025.
Theo số liệu từ Cục Viễn thông, trong giai đoạn từ ngày 1/5 đến 24/5, có 50.032 thuê bao Vietnamobile đăng ký chuyển sang nhà mạng khác. Trong số này, có 49.326 thuê bao chuyển mạng thành công. Đây là con số cao hơn những tháng trước đó rất nhiều.
Ở chiều ngược lại, từ ngày 1/5 đến 24/5, chỉ có vỏn vẹn 5 thuê bao đăng ký chuyển mạng đến Vietnamobile. Như vậy, tổng lượng thuê bao của Vietnamobile giảm 49.321 thuê bao trong tháng chỉ trong vòng hơn 20 ngày.
Theo dõi thống kê hàng tháng của Cục Viễn thông, trung bình có hàng chục nghìn thuê bao "chia tay" Vietnamobile.
Tính từ dịch vụ chuyển mạng giữ số bắt đầu được áp dụng (ngày 16/11/2018) đến nay, có 24.928 thuê bao đăng ký chuyển đến Vietnamobile, nhưng có tới hơn 1,4 triệu thuê bao của nhà mạng này đăng ký chuyển mạng. Trong số này, số thuê bao chuyển đến thành công là 361 và số thuê bao chuyển mạng thành công là hơn 1,3 triệu.
Trong số các nhà mạng, hưởng lợi lớn từ dịch vụ chuyển mạng giữ số là Viettel với hơn 621.000 thuê bao chuyển đi nhưng có tới hơn 1,6 triệu thuê bao chuyển đến.
Theo Cục Viễn thông, chính sách chuyển mạng giữ số sẽ thúc đẩy thị trường cạnh tranh và đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Khi thực hiện chính sách này sẽ đem lại quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ có chất lượng dịch vụ và lợi ích phù hợp hơn cho khách hàng.
Người sử dụng khi đã giữ các mối liên hệ thông qua số điện thoại di động của mình sẽ có tâm lý ngại thay đổi khi chất lượng dịch vụ, chất lượng chăm sóc khách hàng, các dịch vụ gia tăng chưa đáp ứng nhu cầu. Dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số là giải pháp khắc phục những trở ngại này.
Thống kê dịch vụ chuyển mạng giữ số của Cục Viễn thông.
Trên thực tế, 3 nhà mạng còn lại là Viettel, VinaPhone và Mobifone cũng có lượng thuê bao đăng ký chuyển mạng khá nhiều, thậm chí như Viettel (từ năm 2018 đến nay) cũng có gần 1,1 triệu thuê bao đăng ký chuyển khỏi nhà mạng này, nhưng bù lại, số lượng thuê bao từ các nhà mạng khác chuyển đến 3 nhà mạng này cũng rất lớn, luôn vượt số thuê bao đăng ký chuyển đi.
Với 3 nhà mạng này, chính sách chuyển mạng giữ số thể hiện rất rõ tính cạnh tranh của thị trường, nhưng với Vietnamobile, khi chỉ nắm trong tay gần 4% thị phần (tương đương gần 5 triệu thuê bao) thì dịch vụ chuyển mạng giữ số thực sự đang dần dần "bóp chết" doanh nghiệp này.
Trong những năm gần đây, các hoạt động của Vietnamobile cũng không quá nổi bật. Mới đây nhất, hồi tháng 12 năm ngoái, nhà mạng này đã chính thức giới thiệu tổng giám đốc mới là ông Raymond Ho. Sự kiện ký kết giữa Vietnamobile và MoMo lúc bấy giờ được đánh giá là cột mốc đánh dấu cho nhiệm kỳ mới của ông Raymond Ho. Dù vậy đến nay, Vietnamobile vẫn "chảy máu" hàng vạn thuê bao mỗi tháng cho thấy tân tổng giám đốc của doanh nghiệp này vẫn chưa thể cứu vãn được tình hình.
Đem câu hỏi gửi tới đại diện Vietnamobile, nhà mạng này cho biết dù nắm rất rõ được tình hình và cũng đã thực hiện hết mọi cách có thể để giữ chân người dùng nhưng tình trạng "chảy máu" thuê bao vẫn chưa được khắc phục.
Thực tế vào năm 2018, Vietnamobile cũng đã công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị tạm dừng cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số. Đến năm 2021, khi dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số vẫn tiếp tục được triển khai, nhà mạng này lại gửi kiến nghị đến Bộ Thông tin và Truyền thông về việc bổ sung Thông tư 35 theo hướng hỗ trợ các doanh nghiệp có thị phần nhỏ (dưới 10% thị phần).
Cụ thể, theo Vietnamobile, cần bổ sung Điều 4 - quy định chung: "Các số thuê bao có cấu trúc số đẹp, may mắn thuộc kho số viễn thông của doanh nghiệp viễn thông có thị phần nhỏ sẽ không tham gia chuyển mạng giữ số và thuộc một trong các trường hợp từ chối chuyển mạng tại Điều 6 Khoản x. Quỹ số đẹp này không quá 20% tổng kho số được phân bổ cho doanh nghiệp đó".
Phản hồi kiến nghị của Vietnamobile, Cục Viễn thông cho biết hiện nay không có quy định, tiêu chí xác định đâu là "số đẹp". Thứ nữa, về quản lý nhà nước, các số điện thoại hiện nay được đối xử công bằng, không phân biệt. Theo đó, các doanh nghiệp nộp phí kho số cho mỗi số điện thoại là như nhau.
Cục Viễn thông cho rằng thực tế thời gian qua cho thấy, để giữ chân thuê bao không chuyển mạng và thu hút thuê bao của các mạng khác, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng dịch vụ, vùng phủ; đa dạng hóa các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động, chú trọng chăm sóc khách hàng đồng thời có các chiến lược kinh doanh, khuyến mại phù hợp.
"Đó mới chính là mục tiêu khi triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ số – là tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông, nâng cao quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông", Cục Viễn thông nhấn mạnh.
Không đối mặt tình trạng ồ ạt "chảy máu" thuê bao, lượng băng tần hạn chế cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến Vietnamobile chật vật phát triển dịch vụ mới. Theo đại diện Vietnamobile, việc này khiến doanh nghiệp khó cung cấp các trải nghiệm tốt nhất tới khách hàng.
Sau 13 năm có mặt trên thị trường với hàng loạt chính sách giá siêu rẻ, tuy vậy khách hàng vẫn phản ánh về trình trạng sóng yếu ở ngoài các khu vực thành phố lớn, ít đại lý, dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa tốt... Điều này khiến thị phần của Vietnamobile vẫn không được cải thiện.
Vietnamobile là mạng di động được “khai sinh” vào năm 2009. Tháng 10/2016, Vietnamobile chính thức chuyển đổi hình thức hoạt động kinh doanh, trở thành Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile, với hai cổ đông chính là Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Hanoi Telecom và Tập đoàn Viễn thông châu Á Hutchison. |
(VNF) - Chung cư cao tầng CT1 thuộc khu nhà ở xã hội Thượng Thanh sẽ cung cấp khoảng 600 căn hộ cho người thu nhập thấp, dự kiến mở bán trong năm 2025.