Chuyển vốn 600 tỷ cho Trustlink, CIENCO4 bị Ủy ban Chứng khoán điểm vi phạm
(VNF) - Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa công bố kết luận thanh tra tại Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO4 (CIENCO4). Qua đó đã phát hiện nhiều vi phạm, tồn tại, đặc biệt là vấn đề sử dụng vốn.
Nhiều vi phạm tại CIENCO4
Theo kết luận thanh tra tại CIENCO4, trong giai đoạn thanh tra, về cơ bản công ty đã tuân thủ các quy định của pháp luật chứng khoán. Tuy nhiên, vẫn còn có một số vi phạm quan trọng, đặc biệt trong các giao dịch với Công ty cổ phần Dịch vụ và đầu tư Trustlink (Công ty Trustlink), một cổ đông lớn sở hữu hơn 2,3 triệu cổ phiếu của CIENCO4 (mã cổ phiếu C4G).
Kết luận thanh tra cho biết từ ngày 1/4/2024, CIENCON4 đã thực hiện các giao dịch vay với Công ty Trustlink, bao gồm hai hợp đồng cho vay vào các ngày 1/4/2024 (350 tỷ đồng) và 1/7/2024 (374 tỷ đồng). Việc này đã vi phạm các quy định theo Nghị định số 155 của Chính phủ.
Tiếp đó, năm 2022, CIENCON4 đã phát hành hơn 112,35 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, thu được hơn 1.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty đã sử dụng phần lớn số tiền này vào việc cho Công ty Trustlink vay mà không được ĐHĐCĐ thông qua.
Cụ thể, CIENCON4 đã chuyển 600 tỷ đồng cho Trustlink từ ngày 4/3/2022 đến 7/3/2022, vượt quá 50% vốn thu được từ đợt chào bán mà không báo cáo tới UBCKNN. Điều này làm thay đổi phương án sử dụng vốn và vi phạm các quy định về công bố thông tin.
Cũng theo kết luận thanh tra, vào năm 2023, CIENCON4 lại tiếp tục thực hiện hành vi tương tự trong đợt chào bán hơn 112,35 triệu cổ phiếu.
Công ty có một khoản vay 600 tỷ đồng đã được chuyển cho Trustlink từ 11/5 đến 18/5/2023. Số tiền này cũng đã vượt quá 50% theo quy định sử dụng vốn từ đợt phát hành. Điều này đã vi phạm các quy định về phương án sử dụng vốn từ đợt phát hành mà không được ĐHĐCĐ thông qua và không báo cáo UBCKNN.
Thanh tra UBCKNN đề nghị CIENCON4 khẩn trương có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, thiếu sót sau thanh tra. Cụ thể, về chào bán và phát hành chứng khoán, cần đảm bảo tuân thủ quy định chặt chẽ trong phát hành và sử dụng vốn. Công ty và HĐQT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến việc sử dụng số tiền thu được từ đợt phát chào bán cổ phiếu năm 2022, 2023.
Đồng thời, công ty phải thu hồi các khoản cho Trustlink vay, sửa đổi bổ sung quy chế, khắc phục báo cáo tình hình quản trị công ty.
“Đại gia” đứng sau công ty Trustlink?
Công ty cổ phần Dịch vụ và Đầu tư Trustlink thành lập tháng 5/2009, vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Địa chỉ trụ sở đặt tại 26 Trần bình Trọng, Hà Nội. Tổng giám đốc công ty là bà Nguyễn Thị Hiền.
Công ty có 3 cổ đông sáng lập, trong đó Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phòng góp 48,5 tỷ đồng (chiếm 97% vốn điều lệ). Hai cổ đông sáng lập còn lại là bà Phạm Quỳnh Nga và Phạm Hồng Hoa đã chuyển nhượng hết cổ phần.
Tới tháng 2/2021, công ty cập nhật thay đổi địa chỉ trụ sở về tòa nhà Diamond Flower Lê Văn Lương. Đến tháng 6/2021, công ty tăng vốn điều lệ lên 105 tỷ đồng.
Thời điểm tháng 5/2022, Tập đoàn đầu tư I.P.A công bố Nghị quyết HĐQT thông qua việc nhận chuyển nhượng cổ phần Công ty Trustlink từ các cổ đông hiện hữu để sau khi nhận chuyển nhượng thì Tập đoàn đầu tư I.P.A trở thành công ty mẹ của Trustlink. Song đến nay, Trustlink vẫn chưa ghi nhận là công ty con của IPA.
Đáng chú ý, Trustlink từng là chủ nợ, tham gia các ‘deal’ M&A và thu xếp vốn cho nhiều doanh nghiệp. Đơn cử, tháng 9/2021 Hội đồng quản trị CTCP Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) đã phê duyệt phương án vay 70 tỷ đồng từ Trustlink nhằm thanh toán khoản nợ đến hạn của công ty tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) – Chi nhánh Đống Đa.
Ở một thương vụ khác, năm 2020, Trustlink từng cho CTCP Hoàng Anh Gia Lai vay 93,3 tỷ đồng với lãi suất 14%/năm. Tài sản bảo đảm là 13,75 triệu cổ phiếu HNG thuộc sở hữu của Công ty Hưng Thắng Lợi.
Tương tự, CTCP Kho vận Miền Nam cũng từng phải "cậy nhờ" vào Công ty Trustlink. Tại ngày 30/6/2020, doanh nghiệp này ghi nhận khoản vay ngắn hạn với Trustlink nhằm mục đích tài trợ nhu cầu vốn lưu động có số dư 139,7 tỷ đồng.
Ngoài ra, CTCP Đầu tư Nước sạch Sông Đà vào cuối năm 2019 cũng đã phê duyệt chủ trương vay vốn tại Trustlink nhằm mục đích mua cổ phần CTCP Viwaco.
CTCP Tập đoàn CIENCO4 là đơn vị của Cục Công trình - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được thành lập ngày 27/12/1962. Năm 2014, công ty chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần với tên gọi Tổng công ty Xây dựng công trình 4 - CTCP (tên viết tắt: CIENCO4) với vốn điều lệ 600 tỷ đồng.
Năm 2014, Công ty đã đăng ký đại chúng với UBCKNN. Trong các năm tiếp theo, công ty đã lần lượt thực hiện tăng vốn điều lệ từ 600 tỷ đồng lên 720 tỷ đồng (năm 2015) và 1.000 tỷ đồng (năm 2016). Năm 2017, công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO4.
Hiện công ty có vốn điều lệ hơn 3.573 tỷ đồng. Người đại diện theo pháp luật gồm: ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Tuấn Huỳnh, Tổng giám đốc.
Ngành nghề kinh doanh chính: Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ. Chi tiết Đầu tư các công trình hạ tầng giao thông, nhà máy thủy điện loại nhỏ và kết cấu hạ tầng khác theo hình thức BOT, BT, BOO,…
CIENCO4 có hai cổ đông lớn là: Công ty cổ phần (CTCP) New Link (sở hữu 37.064.779 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 10,37%) và CTCP chứng khoán VnDirect (sở hữu 27.594.619 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 7,72%).
Công ty con, công ty liên kết: Theo báo cáo của Công ty, tại thời điểm thanh tra, công ty có 4 công ty con gồm: CTCP Đầu tư CIENCO4 Land (tỷ lệ sở hữu 68,88%), CTCP Green Tea Islands (tỷ lệ sở hữu 100%), Công ty TNHH Đầu tư Thượng Hải (tỷ lệ sở hữu 100%), CTCP Thiết bị Giáo dục 2 (tỷ lệ sở hữu 99,01%). Bên cạnh đó, công ty có 10 công ty liên doanh/liên kết, 02 đơn vị phụ thuộc.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập của CIENCO4 năm 2022, 2023 (theo BCTC hợp nhất đã kiểm toán) và BCTC hợp nhất được soát xét bán niên năm 2024 lần lượt là: 154,77 tỷ đồng; 128,35 tỷ đồng và 101,34 tỷ đồng.
Cienco4: Đường xuống cấp vẫn tăng phí BOT, sửa nửa chừng rồi nghỉ dài hạn
Thiếu lực từ cổ phiếu trụ, VN-Index phục hồi yếu ớt
(VNF) - Diễn biến của thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày 23/5 cho thấy dòng tiền có xu hướng dịch chuyển dần sang nhóm midcap và penny.
Thiên Long Group muốn thâu tóm chuỗi nhà sách Phương Nam
(VNF) - Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Tân Lực Miền Nam dự kiến sẽ nhận chuyển nhượng gần 8,3 triệu cổ phiếu PNC, qua đó có thể trở thành công ty mẹ sở hữu hơn 75% vốn chủ quản nhà sách Phương Nam.
Thuế thu từ hộ kinh doanh chỉ chiếm 2% tổng thu ngân sách
(VNF) - Cục Thuế cho biết, số nộp ngân sách nhà nước từ hộ, cá nhân kinh doanh chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đạt yêu cầu đặt ra, chỉ chiếm 1,5 - 2% tổng thu ngân sách do Cơ quan thuế quản lý
Nợ thuế 320 tỷ đồng, Xăng dầu Tây Nam S.W.P Long An bị cưỡng chế
(VNF) - Chi cục Thuế khu vực XVII có quyết định ngừng sử dụng hoá đơn đối với Xăng dầu Tây Nam S.W.P – chi nhánh Long An do có số tiền nợ thuế quá hạn trên 90 ngày.
VHM thay VIC giữ chỉ số, thị trường chứng khoán 'xanh vỏ, đỏ lòng'
(VNF) - Mặc dù gặp phải áp lực chốt lời nhưng cổ phiếu VIC vẫn giữ được sắc xanh trong phiên giao dịch 21/5.
Trước thềm niêm yết, F88 tiếp tục huy động thêm 30 triệu USD từ quỹ ngoại
(VNF) - Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 (F88) vừa có thông báo về việc đã đạt được thỏa thuận huy động 30 triệu USD (tương đương khoảng 780 tỷ đồng) từ Lendable – tổ chức tài chính quốc tế có trụ sở tại London (Anh) với kỳ hạn 3 năm.
STB 'nổi sóng' sau thư chia tay của CEO Sacombank, VIC bất ngờ hạ nhiệt
(VNF) - Phiên giao dịch sáng ngày 21/5 ghi nhận những biến động đáng chú ý khi VN-Index tiến sát vùng đỉnh cũ 1.330 điểm.
Gỗ Trường Thành: Gánh nợ gần 2.400 tỷ, bị truy đòi 14 tỷ tiền thuế
(VNF) - Theo Chi Cục thuế Khu vực XVI, Công tycoor phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành hiện có số nợ tiền thuế là hơn 14,7 tỷ đồng.
Công ty gỗ nghìn tỷ bị yêu cầu xử lý tồn đọng về thuế
(VNF) - Công ty gỗ ở Hưng Yên có doanh thu cán mốc 1.000 tỷ. Sau yêu cầu mới đây từ cơ quan thuế, DN này đang tập trung xử lý các tồn tại sớm nhất.
Hộ kinh doanh doanh thu hàng chục tỷ nhưng áp thuế khoán vài triệu
(VNF) - Đó là chia sẻ của đại biểu Trần Thị Nhị Hà, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Dân nguyện – Giám sát quốc hội về những bất cập về Luật Doanh nghiệp và yêu cầu cấp thiết cần sửa đổi, bổ sung nhằm phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 68
EVNGENCO3: Doanh thu 4 tháng đạt hơn 14.500 tỷ đồng
(VNF) - Doanh thu sản xuất điện tháng 4 của công ty mẹ EVNGENCO3 ước đạt 4.168 tỷ đồng. Lũy kế 4 tháng đạt 14.533 tỷ đồng, hoàn thành 29,39% kế hoạch năm 2025.
Nhóm Dragon Capital liên tục thoái vốn, hạ sở hữu FRT xuống dưới 10%
(VNF) - Nhóm quỹ thuộc Dragon Capital vừa công bố đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HoSE: FRT), sau một giai đoạn cổ phiếu này phục hồi mạnh từ vùng đáy ghi nhận đầu tháng 4/2025.
Dòng tiền 'nóng' đổ vào VIC – VHM, VN-Index vượt mốc 1.300 điểm
(VNF) - Đà tăng mạnh của bộ đôi VIC - VHM đã giúp VN-Index tái lập mốc 1.300 điểm trong phiên giao dịch 20/5.
Thuế nắm dữ liệu và biết rõ dòng tiền: Hộ kinh doanh tuân thủ, tránh hệ lụy pháp lý
(VNF) - Theo chuyên gia, cơ quan thuế có đủ dữ liệu để biết được doanh thu thực tế của các hộ kinh doanh. Do đó, người nộp thuế cần tuân thủ nghĩa vụ “tự kê khai, tự chịu trách nhiệm”, tránh rủi ro thuế trong tương lai
Kinh Bắc chi 110 tỷ, nắm quyền kiểm soát Đại học Hùng Vương
(VNF) - Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) vừa ghi dấu bước ngoặt quan trọng khi chính thức trở thành công ty mẹ của Trường Đại học Hùng Vương TP. HCM (DHV) sau khi góp 110 tỷ đồng, nắm giữ 51,79% cổ phần.
Doanh nghiệp may gần 40 năm tuổi phải ngưng sản xuất để cắt lỗ
(VNF) - Legamex (UPCoM: LGM) vừa thông báo tạm ngừng hoạt động sản xuất gia công từ tháng 5/2025, nhằm giảm lỗ và giảm áp lực tài chính giữa bối cảnh thị trường dệt may đầy thách thức.
Khối ngoại chốt lời, VN-Index đánh mất mốc 1.300 điểm
(VNF) - Áp lực chốt lời mạnh từ khối ngoại đã khiến VN-Index đánh mất ngưỡng 1.300 điểm trong phiên giao dịch ngày 19/5.
Nhựa Tiền Phong chi cổ tức 45%vốn điều lệ
(VNF) - Công ty Nhựa Tiền Phong mới thông qua chi trả cổ tức năm 2024 là 45% vốn điều lệ và đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 là 6.000 tỷ đồng.
Chữ V của ‘vượt khó’: VIC – VHM – VPB giúp VN-Index 'vá' mốc 1.300
(VNF) - Sự hồi phục ấn tượng của nhóm cổ phiếu mang ký tự đầu “V” như VIC, VHM, VPB đóng vai trò quan trọng trong việc kéo VN-Index trở lại ngưỡng 1.300 điểm trong phiên giao dịch sáng 19/5.
MCV Group kịp thời hoàn thành nghĩa vụ thuế năm 2024
(VNF) - Theo thông tin từ đại diện MCV Group, tính đến hết năm tài chính 2024, DN đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Điều kiện bắt buộc để dạy thêm không bị tính thuế GTGT
(VNF) - Nhiều trung tâm dạy thêm lúng túng khi cơ quan giáo dục nói không cần giấy phép, nhưng cơ quan thuế lại yêu cầu có phép mới được miễn thuế GTGT. Mấu chốt nằm ở tính pháp lý của hoạt động giảng dạy.
Dòng tiền lớn rời Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam đón sóng ngoại
(VNF) - Chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance về chuyển động đáng chú ý của thị trường tài chính, ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển khách hàng cá nhân tại Yuanta Việt Nam chỉ ra rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ghi nhận những diễn biến tích cực, trong bối cảnh dòng vốn lớn bắt đầu rời khỏi Mỹ.
Hệ sinh thái Bamboo Capital và APEC 'tái sinh'
(VNF) - Tận dụng đà bứt phá của thị trường chung, cùng sự dẫn dắt của dòng tiền lớn, nhiều cổ phiếu tăng mạnh, tạo nên những pha "hồi sinh" ngoạn mục trong tuần qua.
Thu 42.600 tỷ đồng tiền thuế từ bán hàng online
(VNF) - Cục Thuế cho biết, số thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) trong 4 tháng năm 2025 đạt 42.600 tỷ đồng
Từ 1/1/2026: Chính thức bãi bỏ hình thức thuế khoán với hộ kinh doanh
(VNF) - Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, trong đó bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ, cá nhân kinh doanh
Thiếu lực từ cổ phiếu trụ, VN-Index phục hồi yếu ớt
(VNF) - Diễn biến của thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày 23/5 cho thấy dòng tiền có xu hướng dịch chuyển dần sang nhóm midcap và penny.
Cận cảnh khu đất vàng khiến 2 cựu Chủ tịch Khánh Hòa vướng lao lý
(VNF) - Khu đất hơn 20.100m2 tại số 28E Trần Phú, TP. Nha Trang từng được giao cho Công ty TNHH Đỉnh Vàng Nha Trang thực hiện dự án Nha Trang Golden Gate. Do liên quan đến vụ án sai phạm nghiêm trọng trong quản lý tài sản công, dự án rơi vào tình trạng dang dở, hoang hóa.