'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo dự thảo “báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ chính tới nền kinh tế “ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ 2016.
Số lượng công ty P2P lending hiện nay vào khoảng 100 công ty (bao gồm cả công ty đã đi vào hoạt động chính thức và một số công ty đang trong giai đoạn thử nghiệm) như Tima, Trust Circle, Vay mượn, Lendmo, Wecash, InterLoan... trong đó, một số công ty P2P lending có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nga, Singapore, Indonesia...
Tuy mới xuất hiện và tồn tại khoảng 4 năm vừa qua, các công ty P2P lending đã đưa ra các sản phẩm vay vốn trên các nền tảng trực tuyến khá đa dạng, gồm cả vay vốn có tài sản bảo đảm và các sản phẩm cho vay vốn không có tài sản bảo đảm, nhưng chủ yếu là sản phẩm vay vốn không có tài sản bảo đảm, thời gian vay ngắn, khách hàng phải trả phí và lãi suất đối với các khoản vay.
Đối với khoản vay cá nhân, các công ty P2P lending đưa ra các sản phẩm vay đa dạng như vay tín chấp theo lương, vay theo sổ hộ khẩu, vay theo đăng ký xe máy, vay trả góp, vay theo hóa đơn điện, nước, vay theo giấy đăng ký xe ô tô, cầm ô tô, cầm sổ đỏ… Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), các công ty P2P lending cũng đưa ra các sản phẩm dịch vụ như: tài trợ các khoản phải thu, tài trợ bên mua hàng, tài trợ vốn lưu động, tài trợ TMĐT…
Trên thế giới, mô hình P2P lending lần đầu tiên xuất hiện ở Anh (Zopa, Funding Circle), sau đó phát triển ở một số quốc gia khác như tại thị trường Mỹ (Lending Club, Prosper, SoFi, OnDeck, Avant), tại thị trường Trung Quốc (Lufax, JimuBox, Dianrong, PPdai, Renrendai).
Theo báo cáo của Adroit Market Research, quy mô hoạt động P2P lending toàn cầu năm 2017 đạt 231,1 tỷ USD và theo báo cáo BIS Quarter Review 2018 của Ngân hàng thanh toán quốc tế, thị trường P2P lending lớn nhất hiện nay là Trung Quốc (năm 2015 là 99,7 tỷ USD, 2016 là 240,9 tỷ USD), tiếp theo là Mỹ (năm 2015 là 34,3 tỷ USD, năm 2016 là 32,4 tỷ USD) và Anh (năm 2015 là 4,1 tỷ USD, năm 2016 là 6 tỷ USD).
Báo cáo của Transperancey Market Research về quy mô và xu hướng phát triển thị trường P2P lending toàn cầu giai đoạn 2016-2024 cho hay thị trường P2P lending có thể tăng trưởng đến 897,9 tỷ USD vào năm 2024.
P2P lending là mô hình kinh doanh sử dụng các dịch vụ online để kết nối nhà đầu tư với cá nhân hay doanh nghiệp muốn vay vốn. Nền tảng P2P giúp người có nhu cầu mượn tiền từ nhà đầu tư mà không cần thông qua một tổ chức trung gian truyền thống như tổ chức tín dụng.
Đối tượng vay vốn trong mô hình P2P Lending chủ yếu là nhóm người lao động trẻ tuổi, có thu nhập thấp, không tiếp cận được tín dụng chính thức. Người đi vay từ công ty P2P Lending thường là lao động trẻ tuổi (86% khách hàng có độ tuổi 20-39 tuổi, 14% có độ tuổi 40-60); có thu nhập thấp (từ 3-7 triệu đồng /tháng), chưa tiếp cận được vay vốn ngân hàng. Một điểm đáng chú ý là, hầu hết trong số họ đều có thói quen sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội.
Thị trường cho vay ngang hàng này đang ngày càng phát triển ở Việt Nam. Theo bà Natalia Kovakenko, giám đốc Money Cat - một nền tảng công nghệ hỗ trợ dịch vụ cho vay online để kết nối người vay và đối tác cho vay, có hoạt động tại Việt Nam, thì trong số hàng trăm ngàn khoản vay năm 2020, có đến 94% khách hàng trở lại dùng dịch vụ.
Đối với dịch vụ cho vay ngang hàng trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, hiện nay ở Việt Nam chưa có căn cứ luật pháp (Luật Đầu tư 2014, sửa đổi bổ sung 2020 không có quy định hoạt động cho vay ngang hàng). Các công ty hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngang hàng thường đăng ký ngành nghề kinh doanh là kinh doanh dịch vụ cầm đồ (ngành nghề kinh doanh có điều kiện), tư vấn tài chính, môi giới tài chính và tự nhận là công ty P2P lending cung cấp dịch vụ kết nối nhà đầu tư và người đi vay, vận hành trên nền tảng giao dịch trực tuyến.
Hoạt động của mô hình P2P lending thời gian qua đã mang lại nhiều các ảnh hưởng tích cực. Tuy nhiên, mô hình P2P Lending nếu như không được quản lý, giám sát chặt chẽ thì có thể phát sinh các loại hình biến tướng, gây ảnh hưởng xấu tới xã hội. Nếu không được đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin đúng mức thì có thể gia tăng rủi ro về các sự cố liên quan đến công nghệ thông tin. Không có sự giám sát chặt chẽ thì có thể gia tăng rủi ro nợ xấu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.