Những hình ảnh đầu tiên công viên giải trí khổng lồ trên Đảo tỷ phú ở Hải Phòng
(VNF) - Vinhomes Royal Island cũng là đại đô thị đầu tiên sở hữu riêng một công viên vui chơi giải trí VinWonders với Safari ngay trong nội khu.
Thanh tra Chính phủ vừa thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông Vận tải.
Về công tác cổ phần hoá, Thanh tra Chính phủ cho biết Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) không phải là đối tượng phải thực hiện cổ phần hoá theo Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg ngày 4/3/2011 và Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ do phần lớn các cảng hàng không do ACV quản lý (21/22 cảng) được sử dụng cho mục đích lưỡng dụng.
Theo Thanh tra, việc cổ phần hoá xuất phát từ chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) nên trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc đặc biệt là việc xử lý tài sản trong khu bay và ngoài khu bay, đất đai và cơ chế chính sách, làm ảnh hưởng an ninh, an toàn hàng không và thực tế việc cổ phần hoá ACV cũng không đạt được kết quả như phương án cổ phần hoá được phê duyệt.
Kết luận của Thanh tra chỉ rõ Bộ GTVT phê duyệt giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá ACV khi chưa hoàn thiện hồ sơ pháp lý của 29 cơ sở nhà đất, chưa có phương án sử dụng đất gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt là chưa thực hiện đúng khoản 6 Điều 1 Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT phê duyệt giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá ACV khi chưa xử lý dứt điểm quyền sở hữu tài sản cố định trong khu bay nằm trên đất do Cảng vụ hàng không quản lý và quyền sử dụng đất của doanh nghiệp là chưa thực hiện đúng điểm h khoản 2 Điều 9 Mục II Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 5/9/2014 của Bộ Tài chính.
Ngoài ra, Bộ GTVT xác định lợi thế kinh doanh để tính giá trị doanh nghiệp theo sổ kế toán sau khi trừ đi tài sản không cần dùng, tài sản chờ thanh lý..., chưa đúng theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ.
"Qua tính toán lại làm tăng giá trị lợi thế kinh doanh, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong giá trị doanh nghiệp số tiền 581 triệu đồng; chậm thực hiện việc quyết toán cổ phần hoá ảnh hưởng đến việc xác định vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ", Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Theo đó, Thanh tra kết luận để xảy ra tồn tại nêu trên, trách nhiệm thuộc về Bộ GTVT, Ban chỉ đạo cổ phần hoá, ACV và đơn vị tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp.
Trong khi đó, về việc quản lý, sử dụng đất đai khu thực hiện cổ phần hoá, Thanh tra cũng nêu rõ đến thời điểm kiểm tra, ACV chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý về đất đối với 20 cở sở nhà đất (ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay), diện tích khoảng 35.124m2 là không đúng với quy định tại Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 19/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Thanh tra Chính phủ cho rằng để xảy ra tồn tại nêu trên, trách nhiệm thuộc về ACV, Ban chủ đạo cổ phần hoá và Bộ GTVT.
Liên quan đến tình hình kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần của ACV 16.833 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 8.487 tỷ đồng, tăng lần lượt 12% và 21% so với năm 2023.
Tính đến cuối quý III/2024, tổng tài sản của ACV trên 73.258 tỷ đồng, tăng 8,8% so với hồi đầu năm.
Ngoài ra, việc thực hiện các dự án trọng điểm của ngành hàng không cũng khiến chi phí xây dựng cơ bản dở dang của ACV tăng hơn 88,6% so với đầu năm lên 14.880 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào xây dựng CHKQT Long Thành (giao đoạn I) là 9.520 tỷ đồng, tăng 77,8% so với đầu năm.
Tại báo cáo tài chính quý III/2024, ACV có khoản đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp như: Công ty CP Dịch vụ Hàng Không Sân bay Tân Sơn Nhất (1.585 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (486,8 tỷ đồng), Công ty TNHH Dịch vụ Bảo Dưỡng Máy bay Cảng Hàng không Miền Nam (15,3 tỷ đồng), Công ty Cổ phần thương mại Hàng không Miền Nam (7,5 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Vận tải Hàng không Miền Nam (14,8 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Phục vụ mặt đất Hà Nội (30 tỷ đồng).
(VNF) - Vinhomes Royal Island cũng là đại đô thị đầu tiên sở hữu riêng một công viên vui chơi giải trí VinWonders với Safari ngay trong nội khu.